Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ

nhanBọ xít nhãn thuộc họ bọ xít 5 cạnh Pentatomidae, bộ cánh nữa Hemiptera. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút đọt non, cuống bông và trái, làm chết đọt, rụng bông và trái, chết các cành của phát hoa. Trên các cành mang trái bị bọ xít nhãn đeo hút sẽ bị khô và vỏ trái thường bị đen. Những nhánh nhãn mới trồng hoặc mới tháp nếu bị bọ xít  mật độ cao có thể gây chết cây.

Trưởng thành có màu vàng nâu nhạt, hình lục giác, có kích thước rất to, dài khoảng 25-30mm, ngang khoảng 15mm (gần bằng lóng tay cái), cánh trước là loại cánh nửa cứng. Con cái có kích thước lớn hơn con đực. Trứng được đẻ ở mặt dưới lá, xếp thành từng khối cạnh nhau. Mới đẻ trứng có màu xanh vàng nhạt, sau đó trứng chuyển màu vàng nâu. Khi sắp nở nó có màu xám đen. Trứng dạng hình cầu, kích thước khá lớn (khoảng 2mm) nên rất dễ phát hiện. Ấu trùng khi mới nở có dạng bầu dục, màu đỏ nâu, sống tập trung, sau đó mới phân tán tìm thức ăn. Khi bị xáo động ấu trùng thường giả vờ rơi xuống đất và tiết ra mùi rất hôi. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 60-80 ngày. Ấu trùng có thể nhịn đói trong nhiều ngày, vì thế trong điều kiện chưa có thức ăn, chúng  ẩn trú trong những cây hoang dại trong vườn. Bọ xít nhãn phát triển nhiều trong các vườn rậm rạp, khi cây nhãn ra đọt non và trổ hoa. Nhãn và vải là ký chủ chính của loài bọ xít này.

Trong điều kiện tự nhiên bọ xít nhãn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, các vi sinh vật gây bệnh như nấm beauveria bassiana và các loài thiên địch ăn mồi như kiến vàng tấn công ấu trùng bọ xít.

Biện pháp phòng trừ:

-  Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ổ trứng bọ xít ngắt bỏ.

-  Vệ sinh vườn cây thông thoáng, dọn dẹp những cây hoang dại là nơi trú ẩn của bọ xít.

-  Bọ xít lớn và di chuyển chậm chạp nên dễ dàng phát hiện và có thể bắt bằng tay nhưng chú ý thận trọng vì khi động chúng bắn ra một chất có thể làm cháy da nếu chạm phải hoặc rất nguy hiểm nếu chất đó bắn vào mắt.

-  Dùng vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm hoặc rung cây cho bọ xít rơi xuống và gom đốt.

-  Khi mật độ cao dùng thuốc hóa học để phòng trị. Nên phun vào giai đoạn ấu trùng tuổi nhỏ và phun vào lúc chiều mát thì mới đạt hiệu quả cao. Một số loại thuốc thường sử dụng có hiệu quả diệt bọ xít nhãn như: Cyperan, Map Permethrin, Alphan, Sapen-Alpha,….

Nguyệt Anh

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch
• Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao
• Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre
• Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn
• Phòng trừ bệnh thối trái nhãn
• Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn
• Kỹ thuật trồng nhãn
• Bệnh cháy lá trên cây nhãn
• Bệnh phấn trắng
• Bệnh thối bông
• Đốm mốc xanh, mốc xám
• Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)
• Bệnh khô cành (Phoma sp.)
• Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.
• Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)