Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes)

 Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes)
Triệu chứng:
Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả.
-Trên lá: bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết bệnh như­ các chấm, đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đ­ường viền nâu xẫm.

 

nhan

 

-Trên chồi non: lúc đầu vết bệnh dạng thấm n­ước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.
-Trên hoa và trái non: vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và rụng.
Tác nhân gây bệnh: 
Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra.

Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh:
Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có m­ưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất.

Biện pháp phòng trừ:
- Tỉa cành, tạo tán, thường xuyên cắt bỏ cành già tạo cho cây thông thoáng.
- Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc: Bavistin 50 FL nồng độ 0,1%; Benlate 50 WP  0,1%. Lượng nước thuốc cần phun khoảng 600 - 800 l/ha.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch
• Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao
• Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre
• Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn
• Phòng trừ bệnh thối trái nhãn
• Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ
• Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn
• Kỹ thuật trồng nhãn
• Bệnh cháy lá trên cây nhãn
• Bệnh phấn trắng
• Bệnh thối bông
• Đốm mốc xanh, mốc xám
• Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)
• Bệnh khô cành (Phoma sp.)
• Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.