Làm thế nào để bông bí thật sự là một loại rau sạch?

Bí đỏ (còn gọi là bí rợ) được trồng phổ biến vào tháng 5-6dl, trái có thể tồn trữ lâu, dễ trồng và giá trị kinh tế cao. Ngoài thu hoạch trái là sản phẩm chính, nông dân còn thu hoạch cả đọt và bông-loại rau rất ngon, chế biến được nhiều món ăn nên thậm chí được ưa chuộng hơn cả trái. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ sinh trưởng, bí đỏ bị nhiều loài sâu hại tấn công, trong khi đọt và bông phải thu hoạch hàng ngày nên việc sử dụng hóa chất không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy, làm thế nào để bông bí thật sự là một loại rau sạch mà không phải ngại khi sử dụng? Đây là một vấn đề mà nông dân trồng bí cần quan tâm.

Khi bí đã có 3-4 lá thật, sắp ngả ngọn thì cần vun gốc kịp thời để cho dây có ngọn to, bụ bẫm, non mới bán được giá. Mỗi dây để 3-4 nhánh khỏe, tỉa các nhánh còn lại làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn, vì vậy sau khi đã đậu trái, hoa đực được tỉa hàng ngày. Trong giai đoạn này, bí đỏ thường bị 2 loại sâu hại tấn công là bọ dưa và sâu xanh ăn lá.

Khi trưởng thành, bọ dưa là bọ cánh cứng màu vàng cam, có hình bầu dục. Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất, đẻ trứng rải rác trên mặt đất. Sâu non sống và hóa nhộng trong đất. Bọ trưởng thành cạp lớp biểu bì mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn. Bọ dưa thường cắn phá mạnh dây bí có 4-5 lá thật, mật số cao có thể làm dây trụi hết lá và đọt non. Khi dây bí lớn, lá có nhiều lông ít bị bọ dưa cắn phá. Ấu trùng bọ dưa sống trong đất ăn rễ cây làm cây sinh trưởng kém và có thể chết.

Sâu xanh ăn lá thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhã tơ cuốn lá non lại ở bên trong cắn đọt và lá, khi có trái non, sâu gặm trái làm vỏ sần sùi. Ngoài ra, sâu còn phát sinh và gây hại từ lúc dây bí còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi dây bắt đầu ra hoa, có trái non.

Trong giai đoạn ra hoa, đọt và bông được thu hoạch hàng ngày. Song, lúc này sâu hại cũng phát triển nhiều. Vì thế, để bảo vệ năng suất đồng thời bảo đảm nông sản sạch, nông dân nên áp dụng biện pháp thủ công phòng trừ sâu hại như bắt bằng tay, dùng vợt bắt trưởng thành bọ dưa và sâu xanh ăn lá hoặc chọn lọc những loại thuốc sinh học ít độc, có thời gian cách ly ngắn từ 1-3 ngày. Có thể sử dụng một số thuốc như: Map-Biti WP 50.000 IU/mg, Proclaim 1.9EC, Biocin 16WP, Success 25SC,… Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tuyệt đối phải ngưng thu hoạch đọt và bông sau khi phun thuốc, bảo đảm đúng thời gian cách ly.

Bí đỏ cần lượng nước rất lớn để duy trì năng suất và sản lượng chất xanh cao, vì vậy cần tưới nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cho dây.

Nguyệt Vy

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ