Pha dung dịch NPK làm phân bón

Hỏi: Em định pha dung dịch NPK nhưng em không biết nhiều về hóa học, xem trên mạng thấy có nhiều tên gọi hóa chất công nghiệp dùng pha dung dịch, làm phân bón như sau: 1) Ca(NO3)2.4H20   2) KH2PO4    3) MgSO4.7H2O (Vì có liên quan đến Ca nên em thêm MgSO4.7H2O để có đủ đa trung lượng). Xin cho em hỏi khi pha dung dịch của 3 loại trên với nhau có bị kết tủa không? Nhưng với công thức trên thì không thể điều chỉnh được liều lượng của 3 nguyên tố N,P,K. Xin cho em hỏi nếu em dùng công thức dưới đây khi pha dung dịch có bị kết tủa không? 1) Ca(NO3)2.4H2O   2) H3PO4   3) kali-magiê sunphat. Công thức này có đa trung lượng và có thể điều chỉnh được liều lượng của 3 nguyên tố N,P,K. Ngoài những công thức trên có công thức nào chỉ có NPK, không có các nguyên tố trung lượng vi lượng? Rất mong được chỉ giúp. Xin chân thành cám ơn.

Trương Thanh Vũ tthucvat85@yahoo.com.vn

Đáp: Khi pha các dung dịch vào nhau tạo thành ion sẽ tuân theo quy luật của phản ứng trao đổi ion. Điều kiện của phản ứng trao đổi ion là sản phẩm tạo thành phải không tan (kết tủa); chất ít phân ly (ví dụ như H2O) hoặc chất dễ bay hơi tạo thành chất khí. Để biết được chất nào không tan cần tra bảng tính tan. Do đó không phải lúc nào cũng có bảng tính tan bên cạnh. Có thể nắm vững nguyên tắc sau đây để pha dung dịch (biết có kết tủa hay không?)

1. Tất cả các muối của kim loại kiềm (nhóm IA) đều tan (trừ Li3PO4)

2. Tất cả các muối clorua đều tan (trừ đồng(I)clorua, bạc clorua, thủy ngân clorua, chì clorua tan trong nước nóng để nguội kết tủa lại). Tương tự cho các muối bromua, iotua và florua nhưng lưu ý AgF tan.

3. Tất cả các muối sunfat đều tan (trừ BaSO4 và Ag2SO4)

4. Tất cả các muối sunfit, sunfat, cacbonat, sunfua, photphat đều không tan, (trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni; lưu ý Li3PO4 không tan)

5. Tất cả các muối amoni, muối hiđro sunfat, hiđro phôphat, hiđrocacbonat và muối nitrat đều tan

6. Tất cả các axit đều tan trong nước, trừ H2SiO3

7. Hầu hết tất cả các bazơ đều không tan, trừ các bazơ của kim loại kiềm (nhóm IA) và kiềm thổ (nhóm IIA).

Bảy nguyên tắc trên là bí kíp để giải quyết bài toán pha dung dịch: Trong các công thức bạn chọn, lưu ý gốc photphat thường không tan với các ion Ca, Mg là những kim loại kiềm thổ. Nếu không có thể pha dạng dung dịch với nhau được thì vẫn có thể trộn dạng hạt giữa các loại phân với nhau và lúc này thì nên nhớ bí kíp: Không pha gốc Amonium với kiềm (Ví dụ: phân S.A - Sunfat Amonium với Vôi..).

Các loại phân đa lượng thường gặp:

- Phân urê:  Có tỷ lệ đạm cao nhất (46%), có khả năng thích nghi rộng, phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và các loại cây trồng khác nhau, thích hợp trên đất chua phèn, Urê được dùng để bón thúc, có thể pha loãng theo nồng độ 0,5-1,5% để phun lên lá.

- Sunphat đạm (phân SA): Chứa 21% nitơ (N) nguyên chất và 24% lưu huỳnh (S). Phân SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước. SA có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất phèn và chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi và lân. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, đất bạc màu (thiếu S). SA dùng để bón thúc và bón nhiều lần, chuyên dùng cho các cây đậu đỗ, lạc, ngô....

- Phân đạm Clorua: Chứa 26% N; 66% Cl. Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, không bị vón cục, dễ sử dụng. Là loại phân sinh lý chua nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Không nên dùng để bón cho khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, chè,... Đất khô hạn, nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, dễ làm cho cây bị ngộ độc (dư clo).

- Phân amôn nitrat: có 35% N nguyên chất. Phân ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và sử dụng. Là loại phân sinh lý chua, có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho cây trồng cạn như mía, ngô, bông hoặc dùng để tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

- Phân Super lân: Ca(H2PO4)2 có chứa khoảng 16-20% P2O5

- Phân DAP (DiAmoniumPhotphat): (NH4)2HPO4  (Phân 18-46-0). Thành phần đạm: N=18%; Lân P2O5 ≥ 44-46%

- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O

- Phân Sunphat Kali (K2SO4): chứa 50% K2O

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ