Phân Trùn

Hỏi:  Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi có nghe nói đến phân trùn. Vậy xin cho biết phân trùn là gì? Phân trùn được sử dụng như thế nào? Những lợi ích của phân trùn, cách sử dụng và liều lượng ra sao?

Nguyễn Trung Hải (An Định, Mỏ Cày, Bến Tre)

Trả lời:

I. Phân trùn là gì?

Phân trùn là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ các chất thải hữu cơ sau khi qua ống tiêu hóa của trùn đỏ hay còn được gọi là trùn quế (Perionyx excayatus).

Nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho trùn quế rất đa dạng bao gồm cả phân gia súc (phân trâu, bò, heo, gà...), xác bã thực vật (rơm rạ, lá cây ,mạt cưa...), rác thải gia đình (tuy nhiên loại thức ăn này không được khuyến cáo)...Quá trình xử lý nhờ vi khuẩn có trong ống tiêu hóa của trùn đất. Phân trùn có khả năng khử mùi và trung hòa pH của đất trồng. Chất lượng của phân trùn tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn cho trùn. Phân trùn được làm từ phân gia súc, gia cầm thì có chất lượng tốt hơn cả. Nhưng phân trùn được làm từ rơm rạ, mạt cưa thì lại có cấu hình tơi xốp, tạo độ thông thoáng và giữ nước tốt cho cây trồng.

Phân trùn là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân trùn được hấp thu ngay một cách dễ dàng  bởi cây trồng. Phân rùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.

Phân trùn chứa một sinh vật có hoạt tính cao như  vi khuẩn, nấm mốc. đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.

 II. Phân trùn được sử dụng như thế nào?

Phân trùn có thể được sử dụng như thành phần của đất ươm cây trồng, vườn ươm. Có tác dụng kích thích sự nẩy nầm và giúp cây con khỏe mạnh. Phân trùn cũng có thể xem như phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Khi đất được độ ẩm, chất khoáng từ phân trùn được cây hấp thụ trực tiếp.

 III. Những lợi ích của phân trùn?

Phân trùn giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thất trong lớp đất mặt. Không như phân động vật, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay.

Phân trùn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic. Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt.. Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay.

Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất. Do vậy, phân trùn hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng.

Phân trùn có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.

Phân trùn hoạt động như một máy ổn định độ pH, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp.

Acid Humid trong phân trùn, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp. Trong phân trùn, Acid Humid ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thu dễ dàng nhất. Acid Humid cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất.

Phân trùn tăng khả năng giữ nước của đất, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.

 IV. Cách sử dụng phân trùn?

Cho vườn ươm: Dùng 30% phân trùn trộn với cát. Đây là hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất. Nó đảm bảo cho cây phát triển không ngừng và sinh trưởng tốt trong thời gian 3 tháng, không cần phải thêm bất cứ phân bón nào khác.

Dùng làm chất điều hòa cải tạo đất: Cuốc một lớp đất cằn lên, cho một lớp phân trùn vào và tưới nước. Sự phát triển của cây trồng sẽ được thấy rõ trong mùa vụ.

Cho cây trồng: Có thể sử dụng phân trùn như một loại phân bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng. Khi sử dụng phân trùn, có thể giảm dần lượng phân hoá học.

 V. Liều lượng sử dụng?

Cây kiểng: Tùy theo nhu cầu của cây.

Rau: Bón lót: 100 - 150kg/1000m2.  

Cây ăn trái: Bón 0,5-1kg/cây. Bón 1-2 lần/năm, tùy vào tuổi của cây.

Cây tiêu: Bón 1-2 kg/nọc tiêu, bón 1-2 lần/năm.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ