Bệnh vết dầu loang

Bệnh này khá phổ biến trên vườn CCM, bệnh xảy ra trên lá non và trái. Bệnh này làm rụng lá và ảnh huởng đến sinh trưởng của cây. Triệu chứng ban đầu là những đốm trong nhỏ ở mặt dưới của lá sau đó chuyển sang màu vàng. Các đốm bệnh này phát triển rộng hơn chúng có màu nâu sáng.


image
Vết dầu loang do nấm Mycosphaerella citri gây ra

Triệu chứng ban đầu là những đốm trong nhỏ ở mặt dưới của lá sau đó chuyển sang màu vàng. Các đốm bệnh này phát triển rộng hơn chúng có màu nâu sáng, bóng và hơi khô, bệnh nặng làm cho lá bị rụng. Bào tử nấm sau khi nẩy mầm sẽ tấn công vào mô cây qua khí khổng ở mặt dưới. Bệnh thuờng xảy ra trong mùa mưa, đặc biệt là cuối mùa mưa và khi cây ở giai đoạn ra lá non, bào tử nấm nhờ gió, mưa phát tán.
Biện phòng trừ:
      Để phòng trị bệnh nên cắt bỏ và đốt bỏ những cành bị bệnh, cải thiện đất bằng việc bón phân hữu cơ kết hợp phun các loại thuốc như Benomyl, Mancozeb, Carbendazim.
      Trong một số trường hợp có thể sử dụng dầu khoáng để phòng trừ nhện, bọ trĩ, rầy chổng cánh, v.v., phun ở mặt dưới lá cũng làm giảm bệnh một cách đáng kể.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ