Bệnh loét

Bệnh lây lan chủ yếu qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, chim, con người qua tay chân, quần áo, tấn công mạnh vào mùa mưa hay những vườn áp dụng biện pháp tưới phun trên tán lá. Bệnh có lẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là nơi xuất phát điểm của cây có múi, bệnh lây lan trên hơn 30 nước trồng cây có múi ở Châu Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Mỹ và USA. Bệnh đã trở thành dịch lớn ở nhiều nước như: Argentina, Úc, Brazil, Oman, Á Rập Saudi, đảo Reunion, USA, và Uruguay và nó trở thành đối tượng kiểm dịch quan trọng.
Trong các giống cây có múi, loét nhiễm nặng nhất trên giống bưởi chùm, các giống thuộc nhóm cam mật như Hamlin, Pineapple, và Navel, chanh giấy (Mexican limes), chanh tàu, và cam ba lá.        
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. citri (tên củ là X. campestris pv. citri.)
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

image
Triệu bệnh loét trên trái


image

Triệu chứng bệnh loét trên lá



image
Triệu chứng bệnh loét trên cành non do vi khuẩn Xanthomonasaxonopodis pv. citri.

Bệnh ban đầu xuất hiện trên cành, lá non và trái. Triệu chứng ban đầu là những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt. Đường kính vết bệnh biến thiên theo giống trồng, trên bưởi thì vết bệnh thường lớn hơn so với cam quýt và chanh. Chung quanh vết bệnh thường có viền màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.Bệnh có thể lầm lẫn với bệnh ghẻ (sẹo), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo.Ngược lại bệnh ghẻ thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng.   


image
Sâu vẽ bùa Phyllocnitis citrella

 Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

Biện pháp phòng trừ
Cần tiêu hủy các cành, lá và trái bị bệnh, dư thừa thực vật trên vườn.
Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão, vì vậy cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.
Nên trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn cũng nên khử trùng bằng Javel.
Xử lý vật liệu trồng và đất trước khi trồng, đối với hạt, mắt ghép, trái tại các trạm đóng gói có thể xử lý bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.
Cần phun thuốc định kỳ với các loại thuốc như Kasuran, Kocide, Coc 85 để phòng ngừa bệnh theo các đợt đọt non.
Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Kasumin, Starner, Physan 20 phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như Applaud 10WP, Ofunack, Vertimic, Confidor.
Trong vườn nên quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển.
Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nỗi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, trái khác.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ