Bệnh vàng lá Greening (Huanglongbing)

Bệnh vàng lá Greening là một bệnh gây thiệt hại nặng đến nền sản xuất cây có múi thế giới, nhất là Châu Phi và Châu Á. Bên Trung Quốc nguời ta gọi là Huanglongbing, Nam Phi gọi là Greening và trong lần Hội nghị lần thứ 13, năm 1995, Tổ  Chức Quốc Tế của những nhà nghiên cứu virus gọi chúng là Huanglongbing.

Thiệt hại kinh tế và phân bố của bệnh
Tuy chưa có một báo cáo chính thức thiệt hại của bệnh, nhưng ở Philippines người ta đánh giá mức độ nhiễm lên đến 7 triệu CCM. Thái Lan có khoảng 95% cây bị nhiễm bệnh ở các tỉnh phía Bắc và Đông, nhiều nước khác cũng cho thấy kết quả thiệt hại của Greening. Ở Việt nam, bệnh này cũng gây thiệt hại nặng từ Bắc chí Nam.Theo giả thuyết của Andrew Beattie: Huanglongbing và rầy chổng cánh  Diaphorina citri xuất hiện ở Nam Á bao gồm Afghanistan, Pakistan và Đông Bắc Ấn Độ  nhưng bệnh lần đầu tiên được ghi nhận ở Đông Nam giáp biển của Trung Quốc.

Sự lan rộng sang hướng đông của bệnh và của trung gian truyền bệnh sang vùng Đông và Đông Nam Châu Á xảy ra từ 100 đến 200 năm trước phần lớn là do các hoạt động của con người. Sự lây lan này tiếp tục lan rộng đến Indonesia hướng về Úc Châu và qua đại dương.

Ký chủ và triệu chứng bệnh
Có hai dòng vi khuẩn chủ yếu gây bệnh này. Dòng Châu Phi phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-25­oC, dòng Châu Á phát triển cả trong điều kiện lạnh và nóng (lên đến 35­oC) (Timmer và ctv., 2000). Vi khuẩn Liberibacters gây bệnh Greening có thể nhiễm trên tất cả các giống CCM. Cam mật, quýt và các dòng lai của quýt là nhiễm nặng nhất. Bưởi chùm, chanh Rangpur, chanh núm và bưởi nhiễm tương đối nhẹ hơn. Chanh giấy, cam ba lá (trifoliate) và các dòng lai có xu hướng chống chịu hơn. Tuy nhiên, không có giống nào kháng lại bệnh này cả
 
+ Triệu chứng trên lá: Có hai dạng triệu chứng (da Graca, 1991): Sơ khởi với phiến lá biến màu vàng, nhưng kích thước lá bình thường, đôi khi hình thành những đốm vàng.

image

 

image

 

image

Những lá mới sau đó nhỏ hơn kích thước bình thường và mọc thẳng đứng, lá bị vàng như triệu chứng thiếu kẽm và sắt

Kết quả phân tích lá cho thấy hàm luợng kali cao, nhưng hàm lượng calcium, magnesium, và kẽm giảm thấp. Trên lá vi khuẩn còn gây hiện tượng gân lồi
 
+ Triệu chứng trên trái: Trái trên cây nhiễm bệnh trở nên nhỏ lại, biến dạng và có vị đắng hơn, có lẽ do hàm lượng acid cao và hàm lượng đường giảm thấp. Trái thường rụng sớm, những trái còn lại thường vẫn giữ màu xanh, có lẽ vì vậy người ta gọi là Greening có nghĩa là xanh. Trái phát triển lệch tâm, hạt trên trái bệnh bị hư và không phát triển bình thường.

image

Tác nhân gây bệnh
Theo báo cáo của bà Garnier và ctv bệnh Greening do vi khuẩn gram âm hiện diện trong mô libe gây ra, vi khuẩn này chưa nuôi cấy được trong phòng thí nghiệm. Đặc tính của dòng vi khuẩn được xác định thông qua việc định chuỗi gene 16S ribosom DNA and protein trong ribosom. Họ xác định nó thuộc genus alphaproteobacteria (vi khuẩn gram-âm) và có tên là “Candidatus liberibacter”. Loài gây hại ở Châu Phi là Candiatus Liberibacter africanus. Loài gây hại ở Châu Á (gồm cả Việt Nam) là Candidatus Liberibacter asiaticus

image

Truyền bệnh
Vào năm 1943, Chen cho rằng bệnh này có thể truyền qua chiết, ghép. Garnier và Bove cho rằng vi khuẩn có thể truyền nhiễm qua dây tơ hồng (Cuscuta campestris) to lên cây dừa cạn periwinkle (Catharanthus roseus) gây ra triệu chứng vàng trên lá.
Vi khuẩn gây bệnh Greening được truyền qua hai loài rầy chổng cánh tuỳ theo vị trí địa lý.
- Loài Trioza erytreae (Del Guercio), xảy ra ở Châu Phi như Yeman, Madagascar, và đảo Reunion, Mauritius, loài này truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter africanus. Loài này không thể sống trên vùng nóng và khô.
- Loài thứ hai là Diaphorina citri (Kuwayana), loài này xuất hiện nhiều ở Châu á và truyền vi khuẩn C. Liberibacter asiaticus.

image

 

image

Giám định bệnh
Schwarz đã sử dụng chất phản quang (fluorescent substance) gentisoyl - (-glucoside để giám định bệnh, sự phản quang chỉ xuất hiện ở những mẫu bệnh. Phương pháp này cũng được áp dụng ở Trung Quốc, hoặc có thể nhuộm mẫu cắt ngang với safranin sẽ thấy những mảng màu đỏ trong mô libe bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên phương pháp này không mang lại độ chính xác cao.
Sử dụng huyết thanh học (kháng thể) để giám định bệnh. Garnier và ctv, lần đầu tịên sản xuất kháng thể đơn dòng để giám định bệnh.
Gần đây theo đà phát triển của công nghệ sinh học, hai loài Liberibacter  được giám định dễ dàng trên những mẫu cây và rầy chổng cánh, như sử dụng lai phân tử DNA. Một phương pháp mới để giám định bệnh là PCR (phản ứng chuỗi), phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả để giám định loài vi khuẩn.

Hiện nay, có một phương pháp giám định mới đó là LAMP (Loop mediated Isothermal Amplification). Phương pháp này không cần những máy móc đắt tiền như PCR, nhiệt độ thực hiện cũng thấp hơn (65oC), thời gian ngắn bằng 1/3 so với chạy PCR và hiệu quả có thể xem như ngang nhau. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối mới và bộ Primers phức tạp hơn.

Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã phát hiện một phương pháp giám định mới sử dụng chất iốt để nhuộm tế bào bị bệnh, khi cây bị nhiễm bệnh vàng lá Greening thì trong cây sẽ tích lũy nhiều tinh bột hơn cây khoẻ, nên khi nhuộm thì cho phản ứng nâu đạm hơn so với mẫu đối chứng không bệnh, phương pháp này với bộ kít của Viện NC CAQ Miền Nam sẽ giúp bà con nông dân giám định nhanh bệnh vàng lá Greening trên vườn của mình

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH

    Cây giống được trồng phải là cây sạch bệnh sản xuất qua vi ghép đỉnh sinh trưởng, được nhân trong nhà lưới hai cửa và phải được chứng nhận.Tuy nhiên đây chỉ là cây sạch bệnh, chứ không phải là cây kháng bệnh, nên ta phải thực hiện các biện pháp khác sau đây thì mới mang lại hiệu quả.
    Trồng cây chắn gió chung quanh vườn để ngăn chặn sự tái nhiễm do rầy truyền từ những cây bệnh xung quanh vườn.
    Điều khiển cây ra đọt non tập trung 3-4 đợt/năm bằng cắt tỉa cành, bón phân để phòng trừ rầy hiệu quả hơn.
    Nên khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh sự lây nhiễm.
    Giám định nhanh bằng phương pháp ID (do Viện NC CAQ Miền Nam phát hiện) và qua giám định bằng mắt kết hợp các triệu chứng lại. Phun thuốc trừ rầy trước khi nhổ bỏ những cây có triệu chứng bệnh và những cây bị nhiễm qua giám định, tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây sang cây khỏe.
    Dùng bẩy màu vàng treo trong vườn để phát hiện sự xuất hiện của rầy. Thường xuyên kiểm tra vườn theo các đợt lá non để xác định sự xuất hiện của rầy và có biện pháp xử lý kịp thời.
    Nên trồng xen hợp lý với các cây trồng khác như ổi, chuối hay những cây trồng ngắn ngày để tăng thu nhập trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và giảm áp lực của rầy truyền bệnh.
    Không nên sử dụng cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
    Không nên trồng cây nguyệt quới trong vườn vì rầy chổng cánh rất thích đẻ trứng và chích hút trên cây nguyệt quới và sau đó sẽ bay sang vườn cây có múi với mật độ cao làm tăng nguy cơ truyền bệnh trên vườn.
    Quản lý vườn hợp lý để tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn nhằm góp phần hạn chế mật số sâu rầy.
    Khi mật số rầy cao trong các đợt đọt non vừa nhú trong mùa khô khi được tưới ẩm, cần xử lý bằng các loại thuốc hoá học từ 6-7 lần. Thuốc có thể sử dụng để trừ rầy như Confidor (8ml/ bình 8 lít), Admire 050EC (8ml/bình 8lít) hay 5ml Basssa 50EC + 20ml SK Enpray 99/bình 8 lít  hay Dantotsu vào các đợt lá non của cây.
    Có thể sử dụng thuốc Confidor tưới xung quanh gốc khi cây mới trồng với liều lượng là 3 ml Confidor + 50 ml nước, sau đó 2-3 tháng lập lại lần 2, khi cây lớn hơn 7 tháng tuổi có thể sử dụng Confidor quét thẳng vào gốc cây với lượng là 1,5 ml/cây, sẽ phòng trừ rầy chổng cánh rất hiệu quả trong hơn tháng. Không nên sử dụng Confidor khi trái sắp thu hoạch (phải tuân thủ thời gian cách ly).
    Những gốc ghép như cần thăng, kim quýt ban đầu cho thấy có khả năng giúp cây chống chịu với bệnh ở một mức độ nào đó khi những mắt ghép cây có múi như cam, quýt được ghép lên gốc ghép này.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ