Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm nấm cao cấp: Kim châm, Ngọc châm trên cơ chất bã mía và bã mía phối trộn

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

- Địa chỉ: Số 415A, đường Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 0753827522

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Bà Võ Thị Thanh Hà

- Trình độ học vấn: Cử nhân CNSH

- Email: ha.oetunia@yahoo.com.vn

Người tham gia

- CN.Võ Thị Thanh Hà - Trung tâm ƯD TB KH&CN Bến Tre - Chủ nhiệm
- CN. Nguyễn Xuân Lãm - Trung tâm ƯD TB KH&CN Bến Tre - Thành viên
- CN. Nguyễn Thị Huỳnh Nga - Trung tâm ƯD TB KH&CN Bến Tre - Thành viên
- KS. Hồ Thị Kiều Oanh - Trung tâm ƯD TB KH&CN Bến Tre - Thư ký
- KS. Võ Thanh Truyền - Trung tâm ƯD TB KH&CN Bến Tre - Thành viên

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu tổng quát:
- Đa dạng hóa các sản phẩm nấm ăn tươi cung cấp thị trường.
- Tận dụng và từng bước nâng cao giá trị của nguồn phế phẩm nông nghiệp.
- Tạo một nghề mới phù hợp cho lực lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội (như người nội trợ trong gia đình, người lớn tuổi về nghỉ hưu,...) và người không có nhiều diện tích đất canh tác.
- Qua thực hiện đề tài sẽ nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng triển khai, quản lý đề tài cho cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đối với nấm kim châm: xác định quy trình tối ưu sản xuất nấm Kim châm đạt khoảng 200g/bịch phôi 1 kg
+ Quy trình phân lập giống gốc: 01 quy trình
+ Quy trình nhân giống cấp 1: 01quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 2%
+ Quy trình nhân giống cấp 2: 01 quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 3%
+ Quy trình sản xuất phôi: 01 quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 10%
+ Quy trình nuôi trồng: 01 quy trình, năng suất đạt 200g nấm tươi/bịch phôi 1kg
- Đối với nấm ngọc châm: xác định quy trình tối ưu sản xuất nấm ngọc châm đạt khoảng 200g/bịch phôi 1 kg
+ Quy trình phân lập giống gốc: 01 quy trình
+ Quy trình nhân giống cấp 1: 01quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 2%
+ Quy trình nhân giống cấp 2: 01 quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 3%
+ Quy trình sản xuất phôi: 01 quy trình, tỷ lệ hao hụt không quá 10%
+ Quy trình nuôi trồng: 01 quy trình, năng suất đạt 200g nấm tươi/bịch phôi 1kg

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nhân giống nấm cao cấp kim châm, ngọc châm (nguồn gốc giống: phân lập giống gốc và nhân giống cấp 1, cấp 2)
-  Nghiên cứu thử nghiệm các quy trình: xử lý nguyên liệu, kỹ thuật phối trộn để cân đối dinh dưỡng trên cơ chất bã mía, bã mía phối trộn mùn cưa cao su theo nhiều tỷ lệ khác nhau cho 02 loại nấm kim châm, nấm ngọc châm ( mùn cưa 100%, mùn cưa: 50% bã mía 50%, mùn cưa 30% bã mía 70%, mùn cưa 70% bã mía 30%, bã mía 100%)
- Xây dựng quy trình trồng và chăm sóc nấm kim châm, ngọc châm, trên cơ chất thích hợp nhất.
Đề tài gồm có 3 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2. Mục đích nhằm sản xuất được nguồn giống khỏe tỉ lệ nhiễm đạt yêu cầu đặt ra.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu giá thể trồng và dinh dưỡng bổ sung thích hợp cho trồng nấm kim châm. Mục đích là tìm ra quy trình sản xuất túi phôi và nuôi trồng nấm kim châm đạt năng suất 200g/túi phôi 1kg với tỉ lệ nhiễm không quá 10%
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu giá thể trồng và dinh dưỡng bổ sung thích hợp cho trồng nấm ngọc châm. Mục đích là tìm ra quy trình sản xuất túi phôi và nuôi trồng nấm ngọc châm đạt năng suất 200g/túi phôi 1kg với tỉ lệ nhiễm không quá 10%.
Ở giai đoạn giống sau khi cấy theo dõi chất lượng tơ nấm. Ở giai đoạn nuôi trồng nấm ngoài theo dõi chất lượng tơ còn theo dõi năng suất nấm ở các nghiệm thức khác nhau.

Kết quả thực hiện:
- Môi trường nhân giống cấp 1 nấm kim châm, ngọc châm là môi trường PGA (có bổ sung các loại dịch trích: giá đỗ, bột cám, bột bắp, nấm).
- Môi trường nhân giống cấp 2 nấm kim châm, ngọc châm là môi trường hạt bổ sung bột nhẹ CaCO3.
- Cơ chất thích hợp trồng nấm kim châm là 100% mùn cưa cao su
- Cơ chất thích hợp trồng nấm ngọc châm là 50% mùn cưa cao su + 50% bã mía
- Dinh dưỡng thích hợp trồng nấm kim châm, ngọc châm là 7% bột bắp + 3% bột cám
Kết quả nghiên cứu này có nhiều triển vọng trong việc xây dựng các mô hình ứng dụng, mở rộng sản xuất 2 chủng nấm cao cấp này do có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ và tại địa phương: bã mía, cám, bắp, giá…

• Ứng dụng kết quả đề tài
Mô tả nội dung ứng dụng:
- Từ kết quả của Đề tài, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bến Tre có tiến hành sản xuất nấm kim châm, ngọc châm cung cấp thị trường nhưng đền nay không còn sản xuất nấm nữa do khi sản xuất liên tục thì không kiểm soát được nguồn tạp nhiễm nên lợi nhuận không cao. Cơ sở vật chất đầu tư cho đề tài đang được cơ quan chỉ tri sử dụng để sản xuất giống nấm linh cho, giống nấm trichoderma và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học khác của đơn vị.
- Đến thời điểm hiện tại, chưa có đơn vị đăng ký nhận chuyển giao kết quả đề tài.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: