Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Sở Công thương Bến Tre
- Họ và tên thủ trưởng: Lê Văn Khê
- Địa chỉ: 71, Nguyễn Huệ, Phường 1, TP Bến Tre
- Điện thoại: 02753822365  Fax: 02753811501
- Website: http://www.congthuongbentre.gov.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Nguyễn Thanh Phương    
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn: 12/12                    
- Chức danh khoa học: Kỹ sư                    
- Chức vụ: Trưởng phòng KTATMT
- Điện thoại của tổ chức: 02753822365  
- Mobile: 0918073205

Người tham gia

- KS. Nguyễn Thanh Phương
- KS. Hồ Văn Tuấn
- KS. Trần Thành Công
- Ths. Nguyễn Thị Yến Nhi

- CN. Nguyễn Tuyết Anh
- Ths. Cao Thanh Diễm Thúy
- KS. Nguyễn Thị Mỹ Tiên

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng nhóm ngành chế biến các sản pham từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực pham nhóm ngành chế biến các sản pham từ tinh bột, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng phụ gia thực pham nhóm ngành chế biến các sản pham từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất nhóm ngành chế biến các sản pham từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác an toàn thực pham trên địa bàn tỉnh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1 : Nghiên cứu tổng quan, xây dựng thuyết minh đề cương đề tài
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng sử dụng phụ gia trong trong quá trình sản xuất thực phẩm của các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ tinh bột.
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị
Nội dung 5: Báo cáo tổng kết

Kết quả thực hiện:   
Sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà. Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay đang từng bước phát triển đa dạng các loại sản phẩm, cung cấp nhiều loại sản phẩm cho thị trường, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Việc thực hiện đề tài ‘Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm” được thực hiện nhằm đánh giá đúng thực trạng hiện nay nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre; qua đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Nhóm thực hiện đề tài thực hiện thu thập thông tin, lấy mẫu thực phẩm để xác định các phụ gia và xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS20. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, bên cạnh những cơ sở quy mô lớn điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn phần lớn các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ (chiếm 88,9%) với thiếu vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất hẹp, công nghệ chế biến thủ công, thiết bị cũ và lạc hậu. Tại các cơ sở này nên việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm, kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào theo quy định còn nhiều hạn chế và chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP.


Ngoài ra, kiến thức của chủ các cơ sở về sử dụng phụ gia thực phẩm và an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, (Có 47% các chủ cơ sở nắm rõ danh mục phụ gia được sử dụng, có 53% các chủ cơ sở không nắm rõ danh mục phụ gia thực phẩm, có 51,8% các chủ cơ sở đã tham dự tập huấn kiến thức về ATTP và phụ gia thực phẩm, còn lại 48,2% các chủ cơ sở chưa tham dự tập huấn) các cơ sở chưa kiểm soát được phụ gia trong sản phẩm của mình, gây khó khăn cho công tác quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ tinh bột.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Các ngành các cấp phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. Cụ thể:

(1) Về phía nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hơn nửa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như tạo ra hành lang pháp lý rỏ ràng, minh bạch dễ thưc hiện đối với cơ quan quản lý, người sản xuất cũng như người tiêu dùng; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của các cơ quan chuyên môn, tránh tình trạng nể nang, xử lý qua loa, để lọt các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền ATTP;

(2) Về phía cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải tuân thủ nghiêm theo quy định đảm bảo ATTP, đề cao đạo đức trong sản xuất và phương châm vì sự an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;

(3) Về phía người tiêu dùng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: