Nghiên cứu hiệu quả phương pháp sử dụng Propofol có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não nặng

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Bệnh viện Nguyễn  Đình Chiểu

- Địa chỉ: Số 109, đường Đoàn Hoàng Minh, phường 5, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753822178

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Phạm Văn Hiếu

- Địa chỉ: Số 109, đường Đoàn Hoàng Minh, phường 5, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 0753822178

Người tham gia

- Ông Hoàng Việt - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Ông Trần Văn Ân - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Ông Trình Minh Hiệp - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Ông Phâm Quốc Tuấn - Sở Y tế Bến Tre

- Bà Nguyễn Thị Minh Hồng - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Ông Nguyễn Hữu Hữu - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Bà Châu Thị Lệ Mỹ - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Bà Trần Thị Tuyết Nga - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

- Ông Nguyễn Hùng Phong - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng Propofol có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân (BN) tăng áp lực nội sọ (ALNS) do chấn thương sọ não (CTSN) nặng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá vai trò của theo dõi ALNS trong hồi sức BN CTSN nặng.
+ Xác định hiệu quả của Propofol trên ALNS trong hồi sức BN CTSN nặng.
+ Xác định hiệu quả của phương pháp TCI.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Sinh lý trong khoang sọ
- Tăng áp lực nội sọ
- Bệnh học chấn thương sọ não
- An thần, giảm đau trên những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
- Thuốc sử dụng trong nghiên cứu: propofol
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu

Kết quả thực hiện:
Kết quả đề tài cho thấy Propofol TCI cải thiện kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, là phương pháp an toàn được thay thế cho các phương pháp khác để an thần, giảm đau trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.

• Ứng dụng kết quả đề tài
1. Mô tả nội dung ứng dụng:
- Chấn thương sọ não là bệnh lý phức tạp có tỷ lệ tử vong cao.
- Theo dõi áp lực nội sọ để có chỉ định điều trị đúng, phù hợp.
- An thần để bệnh nhân không bị kích động, không kháng máy thở từ đó làm giảm áp lực nội sọ.
- Phương pháp kiểm soát nồng độ đích tạo được ổn định liều thuốc, tránh được các biến chứng do thuốc gây ra (những bất lợi do thuốc).
- Nâng cao chất lượng điều trị, giảm tử vong.
2. Hiệu quả mang lại:
- Hiệu quả tiết kiệm được lượng thuốc sử dụng mà bệnh nhân vẫn đạt mức an thần ổn định.
- Giảm được công lao động, không mất thời gian tính toán liều lượng thuốc.
- Bệnh nhân phục hồi nhanh, thời gian nằm viện hồi sức ngắn hơn, từ đó tiết kiệm chi phí điều trị.
- Không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: