Cây dừa

Khắc phục dừa bị trăng ăn

Khắc phục dừa bị trăng ăn

Thời gian gần đây theo phản ánh của thương lái và người trồng dừa uống nước trên địa bàn huyện Châu Thành và Bình Đại thì dừa nạo có triệu chứng bị trăng ăn mà bà con gọi là dừa nứt gáo, dừa hủ chiếm tỉ lệ lớn, có nơi trên 10% dừa thu hoạch. Để giúp bà con trồng dừa biết rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp khắc phục là rất cần thiết nhằm góp phần hạn chế tình trạng này để tăng thêm thu nhập cho vườn.

Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc

Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc

Từ tháng 7 năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện nhiều điểm có vườn dừa bị sâu đầu đen hại dừa gây hại dừa tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre với mức độ gây hại rất nặng, ước thiệt hại sinh trưởng trên 70% số lá trên cây và trên 80% năng suất cây dừa. 

Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker

Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker

Từ tháng 7 năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện loại sâu lạ gây hại trên dừa tại xã Phú Long, huyện Bình Đại và xã Hữu Định, huyện Châu Thành. Tại khu vực khởi phát của 2 địa điểm này đều bị gây hại rất nặng, ước thiệt hại sinh trưởng trên 70% số lá trên cây và trên 80% năng suất cây dừa. 

Dừa Bến Tre – cây cho nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Dừa Bến Tre – cây cho nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Tính đến tháng 9 năm 2020, tổng diện tích dừa toàn tỉnh 72.764 ha, chiếm 71,85% trong tổng diện tích cây lâu năm và tăng 0,47% so cùng kỳ năm trước. Những năm gần đây diện tích dừa uống nước (dừa xiêm xanh) ...

Sâu ăn lá – côn trùng mới gây hại trên cây dừa

Sâu ăn lá – côn trùng mới gây hại trên cây dừa

Sau đợt hạn mặn lịch sử năm 2019-2020, hầu hết diện tích vườn dừa trong tỉnh đều bị ảnh hưởng từ 30-70%, cây bị giảm năng suất, suy kiệt. Đây cũng là thời điểm dịch hại tấn công trên cây dừa. Ngoài đuông dừa, bọ cánh cứng, sâu đục trái, bọ vòi voi... 

Dừa Bến Tre-cây cho năng lượng sinh khối sạch và hấp thụ khí nhà kính

Dừa Bến Tre-cây cho năng lượng sinh khối sạch và hấp thụ khí nhà kính

Từ trước đến nay, cây dừa Bến Tre được coi là hồn cốt, cốt cách văn hóa của con người Bến Tre và thường được đánh giá vai trò của nó qua giá trị dinh dưỡng, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gắn với họat động sinh thái vùng miền.

Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn trên cây dừa

Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn trên cây dừa

Ảnh hưởng của hạn mặn đối với đất: Làm thay đổi cấu trúc đất dẫn đến đất bị thiếu dinh dưỡng; Kích hoạt phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động làm cho cây bị ngộ độc; Giảm mật số vi sinh vật có lợi trong đất, cây trồng dễ bị nấm bệnh tấn công.

 Biện pháp sinh học và lý học quản lý nhóm côn trùng hại dừa

Biện pháp sinh học và lý học quản lý nhóm côn trùng hại dừa

Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, cây dừa là loại cây trồng có nhiều ưu điểm so với các loại cây trồng khác. Từ lâu, nông dân luôn cho rằng dừa là loại cây “trời cho” dễ trồng, ít chăm sóc và đặc biệt là ít sâu bệnh. Tuy nhiên, trong điều kiện thâm canh như hiện nay, dừa cũng bị nhiều loại sâu hại tấn công làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng dừa. Việc quản lý dịch hại cho dừa gặp nhiều khó khăn như cây dừa cao khó phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và gây ô nhiễm môi trường rất lớn,…. Vì thế, áp dụng biện pháp sinh học và lý học để phòng trừ dịch hại trên cây dừa sẽ khả thi hơn phun thuốc BVTV.

Anh Huỳnh Thanh Tâm - Người không ngừng nâng cao giá trị cây dừa

Anh Huỳnh Thanh Tâm - Người không ngừng nâng cao giá trị cây dừa

Nhắc đến anh Huỳnh Thanh Tâm – Thị trấn Châu Thành, người ta nghĩ ngay đến người thanh niên đã khởi nghiệp thành công với tạo hình dừa hồ lô, in chữ trên trái dừa, bưởi vuông… Không dừng lại ở đó, với mong muốn nâng cao giá trị cây dừa Bến Tre và nhận thấy dừa đột biến gen có giá trị kinh tế cao, từ năm 2018 đến nay, anh Huỳnh Thanh Tâm tiếp tục khởi nghiệp với dừa bonsai độc, lạ cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh, được khách hàng ưa chuộng.

Một số vấn đề cần quan tâm trong canh tác dừa uống nước

Một số vấn đề cần quan tâm trong canh tác dừa uống nước

Tính đến nay, diện tích dừa của tỉnh đã phát triển hơn 71.000 ha, trong đó diện tích dừa uống nước chiếm khoảng 15%, chủ yếu tập trung nhiều trên địa bàn các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam… Những năm gần đây, ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu dừa uống nước sang các nước Nhật, Mỹ, Úc và Châu Âu… sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là không cao do nhiều nguyên nhân như trái nhỏ, trái bị thẹo do sâu hại, trái bị rỗng xơ, độ ngọt thấp…