Cây sầu riêng

Quản lý nhóm côn trùng gây hại trên sầu riêng

Quản lý nhóm côn trùng gây hại trên sầu riêng

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và đặc biệt trong những năm gần đây, giá sầu riêng cao “ngất ngưỡng” đã kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Tuy nhiên, sầu riêng là loại cây “khó tính” không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được, chúng chỉ phát triển tốt trên vùng nước ngọt quanh năm. Ngoài ra, sầu riêng bị nhiều sâu bệnh tấn công, trong đó nhóm côn trùng gây hại là một thách thức không nhỏ cho nông dân, đáng quan tâm nhất là rầy phấn, sâu đục trái và xén tóc đục cành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thậm chí gây chết cây nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời. Hơn nữa, ngày nay nhu cầu tiêu thụ trái cây đòi hỏi phải sạch, bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng, vì thế người trồng phải nắm vững kỹ thuật canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và nhất là việc quản lý dịch hại theo hướng an toàn, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất.

 Một số giải pháp phục hồi cây sầu riêng khi bị nhện đỏ gây hại

Một số giải pháp phục hồi cây sầu riêng khi bị nhện đỏ gây hại

Thời gian gần đây một số vườn sầu riêng đã xuất hiện hiện tượng mặt trên lá mất đi màu xanh bóng. Nhiều nông dân rất hoang mang lo lắng cho vườn sầu riêng của mình, bởi sau mới 5,7 ngày lá lại chuyển màu từ xanh bóng sang vàng nhạt và cứ ngỡ rằng do phạm phân thuốc vì mới sử dụng trước đó.

Một số giải pháp thâm canh sầu riêng nghịch vụ

Một số giải pháp thâm canh sầu riêng nghịch vụ

Vụ nghịch sầu riêng 2017-2018 sắp kết thúc với kết quả bội thu, nông dân được một năm trúng mùa lại trúng giá. Năng suất bình quân đạt hơn 30 tấn/ha, giá cũng ở mức cao 75-80 triệu đồng/tấn, có nhiều thời điểm đạt trên 100 triệu đồng/tấn, nông dân rất phấn khởi chuẩn bị cho mùa vụ mới. Tuy nhiên, do khai thác trong vụ nghịch, lại thu hoạch trái trong mùa nắng nên phần lớn các vườn sầu riêng đều suy kiệt, để hồi phục cần có nhiều giải pháp tích cực, nhất là giai đoạn sau thu hoạch. Do vậy, một số giải pháp thâm canh sau đây cần được tham khảo.

Thụ phấn cho cây sầu riêng, những điều cần nên biết

Thụ phấn cho cây sầu riêng, những điều cần nên biết

Hơn 5, 10 năm trở lại đây việc thụ phấn cho cây sầu riêng là một trong những giải pháp giúp tăng năng suất, chất lượng trái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người làm vườn. Tuy nhiên, những năm gần đây với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự thích nghi của cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu… thì việc có nên thụ phấn cho cây sầu riêng nữa hay không đang được đặt ra với nhiều ý kiến trái chiều nhau và giải pháp thụ phấn đang có xu hướng bị lung lay.

 Hạn chế tác hại mưa đêm đến đậu trái của sầu riêng nghịch vụ

Hạn chế tác hại mưa đêm đến đậu trái của sầu riêng nghịch vụ

Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Do đó việc chọn, tạo giống luôn được quan tâm từ người nông dân đến các nhà khoa học, nhiều giống ngon được phát hiện, giống mới được hình thành và phát triển mạnh, diện tích sầu riêng những năm gần đây liên tục tăng; quy trình canh tác cũng được đầu tư nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm trong nông dân dần hoàn thiện. Và mùa vụ sầu riêng năm nay đến giờ này khá thành công, nhất là vụ nghịch. Hầu hết các vườn xử lý ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2017 đều ra hoa như ý muốn, do thời tiết khá thuận lợi, nhưng bước sang giữa tháng 10 tiết trời thay đổi, gió chuyển hướng liên tục nên có một số vườn lượng hoa ra không đạt.

Phòng trừ sâu hại sầu riêng giai đoạn ra hoa-kết trái

Phòng trừ sâu hại sầu riêng giai đoạn ra hoa-kết trái

Trong các giai đoạn sinh trưởng của sầu riêng thì giai đoạn ra hoa, kết trái là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh, trong đó đáng kể nhất là sâu ăn bông và sâu đục trái sầu riêng đã làm giảm năng suất nghiêm trọng nếu không phòng trừ kịp thời.

Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ

Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Việc xử lý cây cho trái nghịch vụ của ông Trại được xem là giải pháp hiệu quả tránh tình trạng “đụng hàng, dội chợ” của mặt hàng trái cây trên thị trường như hiện nay.

Tạo “chân” cho cây sầu riêng

Tạo “chân” cho cây sầu riêng

Ông Huỳnh Văn Chệt (tên thường gọi Bảy Chệt) ngụ tại ấp Sơn Phụng, Sơn Định, huyện Chợ Lách (Bến Tre) là một nhà vườn có hơn 15 năm trong nghề làm cây giống với các chủng loại cây trồng như nhãn, sầu riêng, bưởi, cam sành. Hiện ông có 1ha trồng sầu riêng.

Chữa sượng cho sầu riêng

Chữa sượng cho sầu riêng

Sầu riêng chính vụ thường thu hoạch vào mùa mưa nên trái hay bị sượng (trái có vị đắng, ăn không ngon). Từ suy nghĩ trái chín bị sượng do rễ cây hút nước nhiều, anh Dương Văn Lợi ở ấp Sơn Châu, xã Sơn Định (Chợ Lách- Bến Tre) đã tìm cách xử lý bằng biện pháp rút nước:

Sầu riêng rất kị rượu, cà phê

Sầu riêng rất kị rượu, cà phê

Các nhà khoa học quốc tế cảnh báo là không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc bia rượu bởi sẽ gây rối loạn tiêu hóa và hơi thở xấu.