Cây nhãn

Bệnh thối bông

Bệnh thối bông

Bệnh khô cháy hoa thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đang nở rộ, trên cánh hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi.

Đốm mốc xanh, mốc xám

Đốm mốc xanh, mốc xám

Trên lá nhãn còn bị các đốm mốc màu xanh, xám kích thước 1-3mm phát triển dày đặc trên mặt lábên trong có thể thấy lắm tấm các ổ nấm đen. Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra và thường không gây thiệt hại nhiều cho cây.

Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)

Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)

Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu nhỏ màu nâu sau chuyển nâu đen và lan rộng bao quanh phân vỏ cổ rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.

Bệnh khô cành (Phoma sp.)

Bệnh khô cành (Phoma sp.)

Bệnh chủ yếu gây hại trên cành. Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu về sau vết bệnh lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ, trên đó có các hạt nhỏ màu đen đó là các bào tử. Sau một thời gian vết bệnh tiếp tục lây lan quanh cành, vỏ chổ vết bệnh nứt ra và khô, lá trên cành bệnh biến vàng và rụng, cuối cùng cả đoạn cành phía trên vết bệnh bị chết khô.

Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.

Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.

Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3mm, đen (màu càng sậm khi đốm bệnh càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Mặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi bên dưới thấy mô lá bị thâm đen .

Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)

Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)

Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn lúc nhãn sắp già, chín và đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.

Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes)

Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes)

Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả.

Bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens)

Bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens)

Bệnh phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng trên lá nhất là những tháng mưa ẩm, những vườn rậm rạp, ít thông thoáng, chăm sóc kém.

Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng)

Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng)

Bệnh này xảy ra ở Quãng Đông, Trung Quốc từ năm 1955, và bệnh được xem do tác nhân virus gây ra. Trong thập kỹ qua bệnh gây hại nặng ở Fujian, Quãng Đông người ta lại cho sâu đục cành (Hypadime longanae) là tác nhân gây ra bệnh này.