Trả lời bạn đọc: Làm thế nào để cho vôi quét lên cây giữ được màu trắng sáng, bền chặt, không bị mưa gió làm rửa trôi

Câu hỏi:

Kính chào ban biên tập của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
Xin anh/chị hướng dẫn giúp tôi: “Làm thế nào để cho vôi quét lên cây giữ được màu trắng sáng, bền chặt, không bị mưa gió làm rửa trôi. Thời gian vôi bám trên cây có thể kéo dài ít nhất 3 tháng?”
Tôi đã thử sử dụng vôi bột quét lên cây trong vườn vào mùa mưa, nhưng chỉ sau một hai trận mưa, vôi bị bay màu, không giữ được màu trắng sáng, đậm như tôi vẫn thấy các loài cây trong công viên. Liệu có cách nào để giúp màu vôi giữ được lâu hơn không?
Kính mong Anh/chị giải thích rõ ràng giúp tôi 3 vấn đề:
1. Dung dịch vôi quét gồm có những chất gì? (Xin nêu tên cụ thể).
2. Những loại chất đó được bán ở đâu?
3. Quét vôi lên cây trồng với một liều lượng như thế nào để tốt cho cây?
Trường hợp của tôi: Quét lên cây bơ, cây bưởi, cây mít, cây dừa, cây măng cụt, cây chanh, cây mận, cây xoài, cây vú sữa.
Xin cảm ơn Ban biên tập rất nhiều!
Chúc các anh/chị luôn vui vẻ và thành công trong công việc!
truongvanlong.tn@gmail.com
Trương Văn Long-Tân Phú - Đồng Nai.

Trả lời:

Chào bạn,

Không riêng gì vôi mà khi bạn sử dụng phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật, gặp mưa sẽ nhanh bị rửa trôi. Vôi sử dụng trong nông nghiệp thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO3). Có 3 loại vôi chính: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại này tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá; Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước; Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi nầy tác dụng cũng khá nhanh.

Vôi là phân bón cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng và có nhiều tác dụng khác như: ngăn chặn sự suy thoái của đất; khử được tác hại của mặn; ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ. Ngoài bón vào đất, vôi còn được quét vào thân giúp phòng một số bệnh vì vôi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm, trong đó phổ biến là bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytophthora sp. Thời điểm sử dụng: thường quét vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Nồng độ sử dụng 1-5%. Cách sử dụng: sau khi pha dung dịch nước vôi, quét từ gốc lên khoảng 1m. Có thể sử dụng vôi pha với Sulfate đồng tạo thành dung dịch Boóc-đô có tác dụng phòng trừ bệnh hại rất tốt.

Vôi có bán ở các cửa hàng bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Chúc bạn thành công.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ