Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn

Hiện tượng “đột tử” của cây sầu riêng đang là nổi lo canh cánh của nhà vườn do rất khó kiểm soát, bệnh diễn biến nhanh chỉ trong vòng không quá một tuần lễ khi có dấu hiệu.

 

image
 
image
Cây chết nhanh sau 2-3 ngày.

 

 

Khảo sát thực tiễn một số vườn có hiện tượng chết đột ngột cho thấy biểu hiện của triệu chứng khá đơn giản, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt, lá non vẫn phát triển bình thường nhưng sau đó có biểu hiện của một vài lá già úa vàng, các lá còn lại có chút biểu hiện “buồn” và sau đó thì mất nước cháy khô, cây chết nhưng bộ lá vẫn còn giữ nguyên trên cành.

 

image
Cây đã chết nhưng bộ lá vẫn còn dính nguyên trên cành.

 

 

Quan sát thực địa ngoài đồng cho thấy cây chết và khô dần từ phần ngọn xuống và một số cành nhánh trên thân chết dần vào, trong đó vài cành có xuất hiện của nấm hồng ((Corticium salmonicolor Berk. & Broome)).

 

image
 
image
Bệnh nấm hồng – Cây chết từ đọt xuống.

 

 

Đối với hệ thống rễ, chỉ có một phần rễ tơ bị chết.

 

image
 
image
Một phần rễ bị thối.

 

 

Hiện tượng “đột tử” của cây sầu riêng xuất hiện rãi rác ở vườn mới trồng từ 1-2 năm tuổi và có nguy cơ lây lan nhanh.

 

image
Cây mới trồng cũng đã có triệu chứng.

 

 

Do đó, các nhà khoa học cũng nên sớm vào cuộc để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp căn cơ để quản lý tốt hiện tượng trên, giúp nông dân an tâm hơn trong đầu tư sản xuất.

 

Trước mắt, hiện tượng chết đột tử của cây sầu riêng có thể là tổng hòa của nhiều loài nấm bệnh gây hại cùng lúc trên thân cành và cả hệ thống rễ với độc tố ngày càng cao, tính kháng thuốc ngày càng nhiều do tập quán sử dụng quá nhiều thuốc hóa học trong phòng trị. Bên cạnh đó, phong trào mở rộng diện tích trồng cây sầu riêng ngày một gia tăng, mật độ trồng lại dày, trong khi đó nông dân lại thiếu nắm khoa học kỹ thuật cũng như chưa có đủ kinh nghiệm để ứng phó. Để hạn chế hiện tượng trên cần áp dụng một số giải pháp sau:

 

- Đối với đất trồng, cần áp dụng tốt các giải pháp tăng cường sức khỏe cho đất bằng cách dùng các loại phân hữu cơ sinh học có bổ sung các chủng vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng như các dòng phân hữu cơ cao cấp GRO-POWER; chế phẩm EM-FUSA. Ngoài ra, cũng cần quản lý tốt ẩm độ đất, mô trồng; kiểm soát tốt nguồn nước tưới, không nên sử dụng nước trong mương vườn để tưới lên cây.

 

- Đối với cây trồng, cần quản lý tốt các dòng nấm gây hại trên thân lá bằng các chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng như BIO-SIMO, Tricoderma hay các dòng phân bón sinh học công nghệ nano có chứa các gốc bạc, đồng, silic, như GOLD TECH G05…

 

- Đối với người trồng sầu riêng, cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và quản lý tốt dịch bệnh, tránh trường hợp vừa phát hiện thì cây đã đột tử.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Những lưu ý quan trọng để kéo đọt sầu riêng Ri6 thành công
• Những nguyên nhân chủ yếu khiến sầu riêng mới trồng chậm phát triển
• Một số lưu ý trong quá trình canh tác sầu riêng trong điều kiện hạn mặn
• Một số biện pháp quản lý nấm bệnh thường xuất hiện trên sầu riêng trong mùa mưa
• Phòng trừ một số bệnh hại sầu riêng trong giai đoạn chuyển mùa
• Phú Đa-hàng loạt vườn sầu riêng bị cháy lá, rụng trái đã được phục hồi
• Phòng trừ rầy xanh gây hại sầu riêng một số điểm cần lưu ý
• Hiện tượng cháy lá sầu riêng trong mùa khô nguyên nhân và giải pháp
• Phục hồi vườn sầu riêng bị ảnh hưởng sau hạn mặn
• Cần lưu ý khi sử dụng paclobutazol trong xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ
• Quản lý rầy hại đọt sầu riêng bằng hệ thống phun thuốc tự động
• Một số điểm cần lưu ý khi xử lý nghịch vụ sầu riêng
• Cần quan tâm chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch
• Bệnh hại mới trên cây sầu riêng và giải pháp khắc phục
• Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng