Khởi nghiệp sáng tạo – Từ ý tưởng đến thực tiễn

Ngày 18/9/2018, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiền hành khảo sát 02 doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trên địa bàn huyện Thạnh Phú để tìm hiểu thông tin và các nhu cầu của DN. Đồng thời, Sở cũng đã cung cấp cho DN thông tin về các cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp. Tham dự cùng đoàn còn có đại diện của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thạnh Phú.

 

DNTN Vinh Phước Hưng tại xã An Qui -với sản phẩm là bánh tráng rế. DN do anh Lê Quốc Vinh Em thành lập tháng 7/2018, với công suất gần 2.2 tấn bánh/ngày, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 70 lao động là người địa phương. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc.

 

Máy sản xuất bánh tráng rế tự động là kết quả mà anhVinh Em tự nghiên cứu, làm chủ công nghệ và ứng dụng sản xuất thành công. Quy trình sản xuất bánh tráng rế phần lớn các công đoạn ứng dụng công nghệ tự động hóa, riêng công đoạn kiểm tra, đóng gói sản phẩm được các công nhân trực tiếp thực hiện.

 

image
 
image
Sản xuất bánh rế tại DNTN Vinh Phước Hưng


Anh Vinh Em cho biết thêm, hiện tại, DN đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; áp dụng các hệ thổng quản lý chất lượng; vay vốn đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đăng ký thành lập doanh nghiệp KH&CN.

 

Hệ thống thiết bị cho tôm ăn tự động của anh Đào Phước Xoàn - Chủ cơ cở Út Bé, xã An Thạnh. Đây cũng là một sản phẩm do anh Xoàn tự nghiên cứu và hoàn  thiện. Sản phẩm đã được vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.

 

 image
 
image
Hệ thống thiết bị  cho tôm ăn tự động


 Anh Xoàn cho biết, khi sử dụng máy cho tôm ăn tự động sẽ điều chỉnh được thời gian và lượng thức ăn cần thiết cho tôm nuôi, góp phần giải độc, cải thiện chất lượng môi trường nước, giảm dịch bệnh cho tôm và nâng cao năng suất vụ nuôi. Từ khi ra đời sản phẩm, Trong vòng 01 năm, Cơ sở Út bé của anh Xoàn đã cung cấp cho thị trường gần 700 bộ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

Trong thời gian tới, anh Xoàn định hướng sẽ phát triển sản phẩm theo hướng sử dụng năng lượng mặt trời để tạo nguồn điện sạch cung cấp cho thiết bị, nhằm tăng tính chủ động và bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu tích hợp, kết nối cung cấp thông tin qua điện thoại di động để kiểm soát, theo dõi chất lượng nước ao tôm.

 

Anh cho biết thêm, Cơ sở của anh hiện đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu; đăng ký giải pháp hữu ích cho sản phẩm; Hoàn thiện sản phẩm đảm bảo an toàn hơn; vay vốn đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư mở rộng thị trường và giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm của cơ sở.

 

Sở KH&CN đã ghi nhận các thông tin về yêu cầu của các cá nhân khởi nghiệp trên và sẽ tiến hành hướng dẫn và hỗ trợ cho các cá nhân này trong thời gian tới./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
• Tổ chức Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2024
• Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
• Phát động tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ X
• Phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre 2024
• Hội nghị Tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và trao chứng nhận đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2023
• Giồng Trôm: Lễ công bố xã Tân Hào đạt chuẩn nông thôn mới
• Xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn xã Hòa Lợi
• Khai mạc Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre năm 2023 “Ben Tre Innovation day”
• Khởi nghiệp với mô hình dừa xiêm gọt trọc
• Thạnh Phú phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh dựa vào 3 trụ cột chính
• Tập huấn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Thạnh Phú
• Khởi nghiệp thành công với mô hình làm mứt mãng cầu xiêm
• Giồng Trôm gương phụ nữ khởi nghiệp với dừa xiêm xanh gọt trọc
• Giao Thạnh đạt nhiều kết quả từ Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”