Công nghiệp văn hóa thúc đẩy kết nối môi trường sáng tạo và bài học cho Bến Tre

Trong khuôn khổ Chương trình hoạt động chiến lược của UNESCO tại Việt Nam, một trọng tâm ưu tiên hàng đầu là chương trình hỗ trợ thực hiện Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thực hiện Công ước 2005 của UNESCO về Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa tại Việt Nam. Đây là một hướng đi mà cả UNESCO và Chính phủ Việt Nam quan tâm như một giải pháp thích ứng với đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu.

 

Trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra các hoạt động tiếp cận và nâng cao năng lực cho những người làm việc trong ngành văn hóa của cả nước. Đây là cơ hội để ngành văn hóa, khoa học công nghệ Bến Tre với vị thế là những cơ quan đầu mối tố chức kết nối và thiết kế môi trường sáng tạo – khởi nghiệp. Những ghi nhận bổ ích từ các sự kiện văn hóa – sáng tạo này sẽ giúp những người công tác trong các ngành văn hóa – khoa học công nghệ Bến Tre có thêm thông tin, kiến thức để góp phần cùng tỉnh nhà có những bước đột phá trong quá trình thực hiện Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

 

TS. Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh TL.

 

Dự án E-MOTIONS Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim tại Việt Nam của UNESCO vừa phối hợp với Cục Điện ảnh – Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo Những Cơ hội và Thách thức của các nhà làm phim Việt Nam ngày 28/7/2020 tại Hà Nội. Đây là diễn đàn nhằm mục đích tham vấn và thu thập ý kiến của các bên liên quan, đặc biệt là đại diện các nhà làm phim tại Việt Nam về các vấn đề ưu tiên và hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho các nhà làm phim, từ đó tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo và hiến kế gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ hội hợp tác ở khu vực.

 

Dự án Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim tại Việt Nam được thực hiện từ năm 2019 - 2022, với sự tài trợ của Quỹ Tín thác Nhật Bản (Japanese Funds-in-Trusts – JFIT). Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe trình bày tổng quan về những cơ hội và thách thức đối với các nhà làm phim Việt Nam, đặc biệt là các nhà làm phim độc lập; thảo luận những hoạt động ưu tiên nâng cao năng lực cho các nhà làm phim, cũng như thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện và bình đẳng giới trong làm phim. Phim ảnh là một lĩnh vực lớn của công nghiệp văn hóa giàu tiềm năng phát triển có ý nghĩa chiến lược với các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam, với nhiều điều kiện và tiềm năng chưa được phát huy, như mạng lưới hội nghề nghiệp đa dạng, những địa điểm cảnh quan lý tưởng cho quay phim, nguồn nhân lực trẻ, giàu năng lượng và ý tưởng sáng tạo.

 

Nhằm trang bị, bổ sung cập nhật kiến thức cho cán bộ ngành Văn hóa thể thao và du lịch về Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, từ ngày 29/7-1/8/2020 tại Tp Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”, học viên được học tập 6 chuyên đề về Công nghiệp văn hóa, trong đó có những chuyên đề mới như: Phát triển các không gian sáng tạo ở Việt Nam; Vai trò của thành phần tư nhân trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam và Tác động của đại dịch Covid-19 đến các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. Kết thúc lớp Bồi dưỡng là 1 chuyến đi thực tế khảo sát hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa qua mô hình không gian sáng tạo tại Tp Hồ Chí Minh.

 

Theo ThS Phạm Văn Luân-Nghiên cứu sinh của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hội thảo Những Cơ hội và Thách thức của các nhà làm phim Việt Nam và lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” diễn ra trong bối cảnh cả nước phải đương đầu với đại dịch Covid-19 tái phát, nhưng ở góc nhìn tích cực, lạc quan, môi trường “bình thường mới” trong phòng tránh đại dịch Covid-19 đã tạo tiền đề và khuyến khích cán bộ ngành văn hóa làm việc cá nhân, làm việc tại nhà, làm việc trong môi trường mạng,… tức là trong môi trường thúc đẩy nghiên cứu, sức sáng tạo, tài năng của mỗi cá nhân, Covid-19 đã đang đem đến cho ngành văn hóa thách thức lẫn những cơ hội mới để góp phần “mở mặt trận thứ hai” song hành với mặt trận thứ nhất - chống dịch Covid-19 là tái thiết các hoạt động kinh tế từ các ngành ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo như 1 chuyên đề của lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” đã trang bị cho học viên. Với cách tiếp cận mới nếu nhà nước đưa ra các gói cứu trợ cho giới văn nghệ sĩ và những người sáng tạo, họ có việc làm sẽ giúp xã hội có lao động khoa học và nghệ thuật, có dự án, có tác phẩm nghệ thuật và sáng tạo, từ đó văn nghệ sĩ sẽ bớt đi khó khăn về đời sống kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

 

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn tại lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”. Ảnh TL.

 

Theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, báo cáo viên chính của lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”: với cách tiếp cận mới, vấn đề không chỉ có gói cứu trợ tiền mặt, mà quan trọng hơn cả là ở chính sách hỗ trợ để tạo ra việc làm, lao động khoa học, sáng tạo và nghệ thuật thông qua các dự án khoa học xã hội nhân văn và văn hóa - nghệ thuật… đây mới là cách để cả nhà nước và nghệ sĩ cùng có lợi, đó là lợi ích mang lại từ các tác phẩm được sáng tạo ra để phục vụ công chúng. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn khuyến nghị, nhà nước cần sớm có các gói cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ văn nghệ sĩ vượt qua khó khăn do không có việc làm, các gói hỗ trợ này phải song hành với chính sách kích cầu nền kinh tế vận hành trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sự hỗ trợ của nhà nước có tính chất “cầu nối” để các văn nghệ sĩ có điều kiện tiếp cận các thông tin tài trợ dự án văn hóa nước ngoài nhằm tăng cường kênh huy động nguồn lực cho văn nghệ sĩ góp sức cùng nhà nước đẩy mạnh tái thiết, kiến tạo sự phát triển kinh tế từ lĩnh vực văn hóa thời kỳ “sống chung” với đại dịch Covid-19.

 

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (Phải) tại Không gian Sáng tạo văn hóa của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh TL.

 

Với Bến Tre, là một tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa rất lớn nên việc tiếp cận triển khai thực Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh đón đầu các gói hỗ trợ kích cầu trong đại dịch Covid-19 là thời cơ tốt để đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ khoa học, công trình, đề tài đã và đang triển khai như công trình Địa phương chí Bến Tre; Chuẩn bị hồ sơ khoa học hướng đến kỷ niệm 200 Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (vào năm 2020); Đổi mới hoạt động của Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam ở huyện Ba Tri; Phát triển hoạt động phòng Danh nhân, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu; Đề án Bảo tàng Bến Tre; Các công trình nâng cấp, chuyển đổi chất liệu Tượng đài Đồng Khởi, công trình trùng tu tôn tạo di tích Cây da đôi, công trình xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Sinh Sắc ở Di tích chùa Tuyên Linh (xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam), Nhà bia Trương Vĩnh Ký, Đề án Làng văn hóa Du lịch huyện Chợ Lách… từ đó đem lại việc làm không chỉ cho nhân lực ngành văn hóa mà cả các ngành kinh tế khác, tạo ra động lực cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa tỉnh nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

 

Các tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu và kết nối với dự án Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim tại Việt Nam và Quỹ Tín thác Nhật Bản (JFIT) cũng như tài liệu về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam có thể liên hệ Phòng Nghiên cứu Khoa học – Quan hệ Quốc tế, trường Cao đẳng Bến Tre (Cơ sở 1).

 

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc