Bến Tre đồng hành cùng doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách tích cực và sâu rộng thì yếu tố năng suất và chất lượng là hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế, ngày 21 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712). Từ năm 2010 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai Chương trình này, đẩy mạnh thành phong trào tăng năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

 

Hưởng ứng Chương trình 712, tỉnh Bến Tre ban hành và tổ chức triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”, đồng thời ban hành định mức làm cơ sở hỗ trợ các nội dung thuộc dự án. Qua gần 07 năm triển khai, hầu hết các nội dung của Dự án NSCL đã được triển khai thực hiện và đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho KH&CN, nhất là nguồn lực của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và hoàn thiện theo hướng chuỗi giá trị, đặc biệt là việc chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

 

Hoạt động truyền thông thúc đẩy phong trào năng suất chất lượng được thực hiện bằng nhiều hình thức kết hợp trên các kênh thông tin đại chúng, đã chia sẻ đến 560 lượt doanh nghiệp thông qua 03 chuyên mục trên đài truyền hình, 15 bài viết về năng suất chất lượng trên Báo Đồng Khởi, trang thông tin điện tử của Sở KH&CN, 1.000 sổ tay phổ biến về dự án năng suất chất lượng. Phát hành Bản tin TBT Bến Tre 12 số/năm và cập nhật tin tức, bổ sung 1.433 tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến lĩnh vực nông sản, thủy sản… tổ chức 05 hội thảo, hội nghị phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ của khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp về năng suất, chất lượng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

Thông qua dự án, đào tạo được đội ngũ 12 chuyên gia năng suất chất lượng về xây dựng và áp dụng công cụ cải tiến 5S, đây là nguồn nhân lực nòng cốt giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của dự án với các nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp về triển khai hệ thống quản lý, công cụ cải tiến và các lớp huấn luyện nâng cao năng lực về quản lý chất lượng, công cụ nâng cao năng suất chất lượng và ứng dụng công nghệ mới trong nâng cao năng suất cho doanh nghiệp… Đã hỗ trợ 37 lượt doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến tiên tiến như HACCP; ISO 14001; Kosher; ISO 9001; BRC; ISO 22000; Halal; GAP và áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S. Hỗ trợ chứng nhận 164 sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, gồm 143 sản phẩm phân bón và 21 sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Hỗ trợ đăng ký và có 03 doanh nghiệp đạt giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Công ty Cổ phần XNK Bến Tre, Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Chế biến dừa Á Châu).

 

Thông qua dự án, đã hỗ trợ đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho 02 phòng thử nghiệm, gồm các thiết bị phân tích, thử nghiệm, kiểm định đo lường với tổng kinh phí 14,032 tỷ đồng để nâng cao năng lực thử nghiệm, kiểm định trong lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa, xây dựng phòng Thử nghiệm đạt chứng nhận TCVN ISO/IEC 17025:2017 và được chỉ định tổ chức thử nghiệm thức ăn chăn nuôi, lĩnh vực quan trắc môi trường. Tỉnh cũng đã hỗ trợ kinh phí thực hiện 07 dự án về tạo lập và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và 12 dự án về hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, quỹ phát triển KH&CN của tỉnh cho vay lãi suất ưu đãi 10 dự án đầu tư thương mại hóa kết quả KH&CN với số vốn là 19 tỷ đồng.

 

Hỗ trợ 15 doanh nghiệp có mô hình khởi nghiệp ĐMST tác động xã hội kép, kết hợp giữa sản xuất sản phẩm và tạo việc làm để tham gia chương trình ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Một số doanh nghiệp được hỗ trợ hoàn thiện cơ sở pháp lý và hạ tầng KH&CN, phát triển thành doanh nghiệp KH&CN. Đã có 08 doanh nghiệp KH&CN được thành lập và hoạt động đạt hiệu quả cao với 29 sản phẩm, nhóm sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, 13 tổ chức KH&CN công lập và ngoài công lập đang hoạt động với 488 nhân lực nghiên cứu và phát triển có trình độ từ đại học trở lên. Đồng thời, cung cấp thông tin, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, giới thiệu 29 doanh nghiệp tham gia các phiên chợ thiết bị công nghệ, giới thiệu, chào bán, quảng bá sản phẩm, qua đó, có có 04 hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa 02 doanh nghiệp của tỉnh với các đối tác trong và ngoài nước được ký kết, góp phần tạo ra các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm từ dừa có giá trị gia tăng cao với tổng giá trị các hợp đồng là trên 253 tỷ đồng.

 

Kết quả của dự án cho thấy KH&CN đã có đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và hoàn thiện theo hướng chuỗi giá trị, đặc biệt là việc chú trọng xây dựng thương hiệu phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Hiện nay, tỉnh được cấp chứng nhận 03 chỉ dẫn địa lý Dừa, Bưởi, Sầu riêng; 04 nhãn hiệu chứng nhận, 22 nhãn hiệu tập thể, có 48 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất.

 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án cũng còn những khó khăn nhất định. Một là, thu hút chưa nhiều doanh nghiệp tham gia; Hai là, một số ít doanh nghiệp sản xuất thiếu kiểm tra, giám sát và duy trì hệ thống; Ba là, nhu cầu áp dụng Kosher, Halal của doanh nghiệp trong tỉnh rất nhiều nhưng thiếu các tổ chức tư vấn đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 107/2016/NĐ-CP; Bốn là, nguồn lực địa phương hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng còn chưa đáp ứng yêu cầu cũng như một số yêu cầu, điều kiện bắt buộc chưa hoàn toàn phù hợp, rất khó để doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo đủ điều kiện tham gia.

 

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy phong trào tăng năng suất chất lượng tại địa phương, xin kiến nghị một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu:

 

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tính chủ động của doanh nghiệp, xác định việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

 

Thứ hai, tham mưu cụ thể hóa và triển khai chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 phù hợp với nguồn lực và định hướng phát triển KT-XH của địa phương. Tập trung hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế.


Thứ ba, chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị tăng cao, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm OCOP; áp dụng công nghệ cao, kiểm soát bằng các công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu để tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung hỗ trợ thành lập Trung tâm Thương hiệu để quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và OCOP trên địa bàn tỉnh.


Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực về năng suất chất lượng tại doanh nghiệp và hệ thống các chuyên gia làm nòng cốt có đủ trình độ, kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức triển khai hoạt động cải tiến năng suất tại doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Ý nghĩa 74 năm ngày đo lường việt nam (20/01/1950-20/01/2024)
• Sự thay đổi khái niệm kilogram và ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ
• Một số qui định về ghi nhãn hàng hóa
• Đề xuất trao tặng “Giải vàng GTCLQG năm 2019” cho Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
• Kiểm tra, phát hiện 05 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm mã số mã vạch
• Hai doanh nghiệp Bến Tre đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2013
• Kiểm tra nhãn và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014
• Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sau hơn 1 năm thành lập và đi vào hoạt động
• Công tác kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước ở Bến Tre
• Thông tin cảnh báo về “Mũ bảo hiểm bơm hơi” chưa được chứng nhận hợp quy, không sử dụng cho người tham gia giao thông trên mô tô xe máy
• Công nghệ mã số mã vạch
• Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 chu kỳ 2
• Tình hình thực hiện áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND phường 2 - Thị xã Bến Tre
• Vai trò của Đại diện lãnh đạo trong việc điều hành, áp dụng và cải tiến HTQLCL ISO 9001:2000 tại Sở Kế họach và Đầu tư
• Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2000 tại UBND huyện Chợ Lách