Đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới

Đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách là người trực tiếp đem các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, Bến Tre đã kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở với chủ trương thực hiện kiêm nhiệm các chức danh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp khó khăn về nhân sự để thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức...

 

Để triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Trường Chính Trị đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm góp phần định hướng cho các xã, phường, thị trấn thực hiện kiện toàn, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của tỉnh nhà một cách hợp lý, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đề tài đã được hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá, nghiệm thu ngày 22 tháng 05 năm 2020.

 

Kết quả đề tài là cơ sở khoa học giúp tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU và Đề án số 02-ĐA/TU, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, cụ thể hóa Nghị quyết số 24/2019/NQHĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019, của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành về việc quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố trong thời gian tới.

 

1. Tiếp tục nhân rộng việc thực hiện các mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp xã


Qua thực tiễn thực hiện từ năm 1996 đến nay đã chứng minh đây là mô hình có nhiều ưu điểm, góp phần quan trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, ủy ban nhân dân và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Mô hình này cũng đã góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Ðảng, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND chính xác, kịp thời, tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác của cán bộ trong các khối đảng, chính quyền, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó. Trong công tác cán bộ, bố trí Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp xã cần chọn các đồng chí đã kinh qua công tác UBND-tốt nhất là Chủ tịch UBND bố trí giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy là phù hợp nhất vì khi thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch UBND thì đã là Phó Bí thư Đảng ủy có điều kiện tiếp cận các hoạt động lãnh đạo và nhất là công tác xây dựng Đảng.

 

2. Sắp xếp một số chức danh cán bộ đảm nhiệm thêm hoạt động không chuyên trách cấp xã (kể cả Bí thư chi bộ ấp, khu phố)


Hướng tới nên thực hiện các mô hình:

 

- Phó Bí thư Đảng ủy-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra;

 

- Phó Chủ tịch HĐND-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;

 

- Bí thư xã Đoàn-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;

 

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ đồng thời chức danh Quản lý nhà nước về trẻ em, giảm nghèo và xã hội (đối với xã không sắp xếp, bố trí được công chức Văn hóa-xã hội kiêm chức danh Quản lý nhà nước về trẻ em, giảm nghèo và xã hội);

 

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh kiêm đảm nhiệm công việc Hội Chữ thập đỏ.

 

Vì các mô hình này được triển khai thực hiện và đảm bảo sự thống nhất theo hướng nhất thể ở các xã, riêng đối với phường cần tiếp tục nghiên cứu thêm về tính hiệu quả của mô hình cán bộ kiêm Bí thư chi bộ ấp, khu phố.

 

3. Công chức phụ trách thêm chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã


Không sắp xếp công chức kiêm (đồng thời) công chức cấp xã. Hướng tới cần thực hiện việc sắp xếp theo các mô hình tập trung như sau:

 

- Công chức Văn hóa-xã hội đảm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em, giảm nghèo và xã hội (đối với xã loại 3).

 

- Công chức Địa chính-xây dựng-đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Công chức Địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường đảm nhiệm chức danh Nông thôn mới-xây dựng đô thị (đối với xã loại 3).

 

- Công chức Văn hóa-xã hội đảm nhiệm thêm nhiệm vụ Đài Truyền thanh đối với xã không sắp xếp, bố trí công chức Văn hóa-xã hội đảm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em, giảm nghèo và xã hội.

 

Vì các mô hình này đảm bảo được sự thống nhất theo hướng nhất thể và tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.

 

4. Sắp xếp chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã (kể cả Bí thư chi bộ ấp, khu phố; Trưởng ấp, khu phố)


- Đối với cấp xã loại 1: Bố trí 14 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó: Khối Đảng bố trí 03 người (4 chức danh), khối Đoàn thể bố trí 05 người, khối Nhà nước bố trí 06 người.

 

- Đối với cấp xã loại 2: Bố trí 12 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó: Khối Đảng bố trí 02 người (4 chức danh), khối Đoàn thể bố trí 04 người, khối Nhà nước bố trí 06 người.

 

- Đối với cấp xã loại 3: Bố trí 10 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó: Khối Đảng bố trí 02 người, khối Đoàn thể bố trí 04 người, khối Nhà nước bố trí 04 người.

 

5. Bố trí bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp (Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng khu phố, bí thư đảng bộ bộ phận khu phố đồng thời là trưởng khu phố)


Mô hình bí thư chi bộ ấp, khu phố đồng thời là trưởng ấp, khu phố bước đầu mang lại hiệu quả tích cực: Thực hiện tốt chủ trương nhất thể hóa, nâng cao vai trò, năng lực, trách nhiệm người đứng đầu; tinh gọn tổ chức bộ máy, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; thông tin thông suốt, lãnh chỉ đạo kịp thời, không qua nhiều tầng nấc; chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên... Trên cơ sở những kết quả nêu trên, hướng tới cần tiếp tục duy trì mô hình bí thư chi bộ, đồng thời là trưởng ấp. Phấn đấu đến năm 2025, thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khu phố đạt 100%.

 

6. Các mô hình kiêm nhiệm khác


Nếu thực hiện các mô hình kiêm nhiệm khác, nên vận dụng người hoạt động không chuyên trách ở ấp kiêm người hoạt động không chuyên trách ở ấp, trừ những vị trí mang tính đặc thù, hoặc rất khó đối với nữ. Đối với chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã khi kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp thì nên bố trí chức danh người đứng đầu để tạo điều kiện, môi trường rèn luyện cán bộ trẻ.

 

Tài liệu tham khảo:

Báo cáo tổng kết Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý