Bác sỹ tiêu biểu Lê Mộng Toàn

Bác sỹ Chuyên khoa II, Lê Mộng Toàn-Trưởng khoa Tim mạch-Lão khoa Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) là một tấm gương thầy thuốc ưu tú của ngành y tế tỉnh nhà. Anh đã có nhiều đóng góp mang tính đột phá, giúp mở ra một bước ngoặc mới, nâng tầm y học của tỉnh lên một tầm cao mới. Trong đó phải kể đến là Đề án Bệnh viện Vệ tinh tim mạch được Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu vận hành từ tháng 10/2020. Cùng tìm hiểu về tấm gương thầy thuốc ưu tú Lê Mộng Toàn qua phóng sự sau:

 

Mẹ làm điều dưỡng trong Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, nên ngay từ nhỏ Bác sỹ Lê Mộng Toàn đã được mẹ bồi dưỡng, nuôi nấng ước mơ thi vào ngành y. Có được sự định hướng rất sớm từ gia đình, cộng với năng khiếu về các môn học khối B, năm 1989, Bác sỹ Toàn thi và trúng tuyển vào học tại Trường Đại học y dược TP.HCM, năm 1995 tốt nghiệp ra trường, anh tiếp tục học lên chuyên khoa I. Sau đó về Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu làm việc cho đến nay.

 

Bác sĩ Lê Mộng Toàn đứng giữa 2 cô áo dài.

 

Suốt quá trình công tác, anh trải qua nhiều công việc ở các khoa phòng khác nhau như: Hồi sức cấp cứu, Phó khoa Cấp cứu, Phó khoa Hồi sức cấp cứu, Phó khoa Hồi sức tích cực –chống độc và là Trưởng Khoa Tim Mạch Lão khoa từ năm 2015 đến nay. Ở cương vị nào, Bác sỹ Toàn cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng tìm tòi, học hỏi, đề ra nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị của Bệnh viện, đáp ứng được yêu cầu của người bệnh như: Nhận xét bước đầu hiệu quả sử dụng Naloxone trong điều trị hôn mê do ngộ độc rượu Ethylic cấp tính tại khoa Hồi sức cấp cứu;  BNP dự đoán hẹp mạch vành ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ mạn tính; Điều trị thay thế huyết tương khẩn cấp trong một trường hợp viêm tụy cấp do tăng Tryglycerid nặng; Viêm phổi liên quan thở máy do nhiễm Acinetobacter Baumanii; Nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh nhập khoa Tim mạch.

 

Đối với bác sỹ Trình Minh Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu: “Bác sỹ Toàn là một đồng nghiệp, một đàn em, một thầy thuốc gần gũi với bệnh nhân. Bác sỹ Toàn nghiên cứu sâu sắc và điều trị tỉ mĩ, nhất là các ca bệnh nặng, các ca bệnh thập thử nhất sinh thường có sự tham gia điều trị tích cực của bác sỹ Toàn. Với vai trò Trưởng khoa Tim mạch – Lão khoa, anh Toàn đã đưa Khoa tim mạch đi vào hoạt động ổn định, ngày càng tiến bộ, triển khai được nhiều dịch vụ kĩ thuật mới như: điều trị rối loạn mạch, các bệnh tim mãn tính, đồng thời xử lý được các can thiệp mạch khẩn cấp, từ Đề án Bệnh viện Vệ tinh. Đóng góp công lao lớn nhất trong năm 2020 là anh Toàn đã đưa vào vận hành hệ thống DSA, đưa tim mạch can thiệp vào thực tế triển khai tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, thực hiện đặt máy tạo nhịp triển khai tại Bệnh viện cùng với Citi”.


Đây là những kỹ thuật cao thường chỉ được tiến hành tại các Bệnh viện tuyến Trung Ương. Qua 4 tháng triển khai, đến nay ekip của khoa  đã trực tiếp thực hiện can thiệp cho gần 100 người bệnh dưới sự giám sát của các bác sỹ đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ nay, người dân tỉnh Bến Tre mắc phải các bệnh lý tim mạch nặng đã không phải lặn lội đến TP.HCM để điều trị, vừa tận dụng được thời gian vàng trong điều trị bệnh lý tim mạch, nhất là các ca bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, vừa giúp người bệnh giảm chi phí, đồng thời giảm quá tải cho tuyến trên, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

 

Phải nói rằng để đạt được kết quả này là một nổ lực rất lớn của bác sỹ Toàn và các bác sỹ, nhân viên trong khoa. Bởi với vai trò là bác sỹ nội khoa, việc học thêm về phẩu thuật DSA là một bước chuyển vô cùng lớn, chuyển từ lĩnh vực nội khoa sang lĩnh vực thiên về ngoại khoa. Bác sỹ Toàn chia sẻ: “Đây là thách thức lớn đối với chính tôi và tất cả ekip tham gia học tập. Ngoài vấn đề chuyên môn, thì ekip còn phải học hỏi về cách thức vận hành, quản lý, mọi mặt khác của phòng DSA. Từ đó, có ý kiến đóng góp cho Ban giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong việc xây dựng, chuẩn bị, mua sắm trang thiết bị… Vì thế để hoàn tất khóa học trong 2 năm đó, chúng tôi phải học tập rất tích cực. Ekip của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu được các đồng nghiệp, các thầy ở bệnh viện Chợ Rẫy khen ngợi về tinh thần ham học hỏi, chịu cực. Một ngày chúng tôi có thể làm việc, học tập và thực hành từ 10 đến 12 giờ. Đó là chưa kể đến việc thường xuyên tiếp xúc với tia X trong phòng DSA. Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến năm 2020, các bác sỹ của khoa cũng phải thay phiên để gồng gánh, san sẻ phần công việc của các bác sỹ, điều dưỡng tham gia học tập. Bởi mỗi đợt học kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, mỗi một ekip tham gia học có khi lên 7 người. Riêng bản thân tôi, có 2 năm được học tập trung tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2016 đến năm 2018”.

 

2 năm rèn giũa, khảo nghiệm qua hàng ngàn ca phẩu thuật dưới sự hướng dẫn của các bác ỹ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, tay nghề của anh được nâng lên, thành thục để từ đó góp phần giúp cho anh có đủ tự tin, bản lĩnh để cùng các anh em khác trong khoa triển khai nhiều gói kĩ thuật mới về cho Bệnh viện. Việc thành lập Bệnh viện vệ tinh tim mạch tại tỉnh là 1 bước tiến quan trọng của không chỉ khoa tim mạch mà còn là bước tiến lớn của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, của ngành y tế tỉnh Bến Tre.

 

Vinh danh những đóng góp của anh vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, năm 2017 anh được Chủ tịch nước tặng bằng khen Thầy thuốc ưu tú, năm 2019 anh nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, cùng nhiều bằng khen của UBND tỉnh. Năm 2020, Tập thể khoa Tim mạch được Ban giám đốc đánh giá là tập thể lao động xuất sắc, riêng bản thân thân anh cũng được Ban Giám Đốc đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi