Mở rộng vùng sản xuất xoài tứ quý đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

Toàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hiện có hơn 400 ha đất trồng xoài tứ quý, chủ yếu tại ba xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và Giao Thạnh. Trong đó, diện tích trồng xoài tại xã Thạnh Phong có đến 300 ha.

 

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017 với 65 thành viên, khi ấy tổng diện tích trồng xoài của thành viên HTX là 30 ha. Đến nay, số thành viên đã tăng lên 148, tổng diện tích trồng xoài là 65 ha.

 

Bà Lê Thị Tuyết Nga, ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong trồng xoài theo chuẩn GlobalGAP.

 

Theo ghi nhận, thành viên tham gia vào HTX có nhiều lợi ích như: được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất; tham gia vào mô hình sản xuất xoài sạch theo chuẩn GAP… Bà Lê Thị Tuyết Nga, ngụ ấp Đại Thôn là thành viên HTX ngay từ khi mới thành lập. Vườn xoài với diện tích hơn 4.000 m2 bà Nga trồng hơn 5 năm nay. Với quy trình sản xuất sạch, trừ đi chi phí, mỗi năm bà thu về từ 40 triệu đến 50 triệu đồng. Bà Nga cho biết, xoài trồng theo chuẩn GlobalGAP đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, trái đẹp và đạt tiêu chuẩn.

 

Năm 2019, xoài Tứ Quý của huyện Thạnh Phú đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc giúp cho HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như hình ảnh của xoài Tứ quý đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

 

Hiện tại HTX chỉ có sản phẩm xoài tứ quý bán trái. HTX đang thực hiện Dự án “Liên kết sản xuất và sản xuất các sản phẩm xoài tứ quý Thạnh Phú”. Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong cho biết, khi dự án này được triển khai thực hiện, HTX sẽ đầu tư trang thiết bị, máy móc, nâng cấp nhà xưởng để cho ra thêm sản phẩm xoài tứ quý sấy dẻo và các sản phẩm khác được chế biến từ xoài. HTX sẽ tổ chức và mở rộng sản xuất với các thành viên để chuyển giao kỹ thuật sản xuất, thu hoạch nhằm đảm bảo sản phẩm phải sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, trong đó ưu tiên mở rộng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo sự đồng đều về chất lượng, ổn định về số lượng sản phẩm…

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi