Phân hiệu Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu KIT phát hiện nhanh bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Nhằm tạo ra môi trường học thuật để các học giả, nghiên cứu viên, giảng viên, các nhà quản lý, các doanh nghiệp… trong và ngoài tỉnh Bến Tre có điều kiện chia sẻ những nghiên cứu liên quan đến chủ đề phòng trị bệnh trong nuôi tôm; Ngày 29 tháng 4 năm 2021 vừa qua Phân hiệu Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre đã phối hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Kết quả nghiên cứu KIT phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng”.

 

PGS.TS Trần Văn Hiếu khai mạc Hội thảo. Ảnh: LT.

 

Đông đảo đại biểu là đại diện đến từ Phân hiệu Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Bến Tre cùng đại diện một Sở, ngành, đoàn thể tỉnh Bến Tre: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến Nông, Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao), Hội Nông dân tỉnh, Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi tôm trong tỉnh…

 

Hội thảo có mục tiêu công bố kết quả thực hiện Đề tài khoa học cấp bộ trong khuôn khổ Chương trình Tây Nam Bộ và các nhiệm vụ khoa học và Công nghệ dành cho Đồng bằng sông Cửu Long gắn với địa phương, nhà khoa học, người dân Bến Tre, đặc biệt là về giải pháp phát hiện nhanh bệnh tôm, giúp phòng trị kịp thời.

 

Tại hội thảo, sau khi nghe báo cáo đề dẫn, khai mại Hội thảo của PGS.TS Trần Văn Hiếu, phó Trưởng khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; các đại biểu dự Hội thảo được nghe 4 báo cáo tham luận về: Tình hình bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND)ở một số tỉnh vùng Tây Nam bộ do PGS.TS Trần Văn Hiếu,Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trình bày; Nghiên cứu tạo KIT PCR phát hiện nhanh và đồng thời chủng AHPND bình thường và đột biến do ông Huỳnh Tuấn Bình Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trình trình bày; Kết quả nghiên cứu tạo que thử nhanh phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do ThS. Nguyễn Phước Khải Hoàn, Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trình bày và Báo cáo về Tình hình bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm của tỉnh Bến Tre do ông Châu Hữu Trị, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh trình bày. Sau phần trình bày các tham luận đại biểu Hội thảo và các chuyên gia, diễn giả đã cùng trao đổi, thảo luận.

 

Ban Tổ chức, diễn giả và đại biểu Hội thảo. Ảnh LT.

 

Theo phản ảnh của các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm, đa phần các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh khi bị bệnh phân trắng và gan tụy đều có nguồn gốc từ tôm giống, cường độ nhiễm bệnh tăng dần trong quá trình nuôi. Phản ánh này phù hợp với kết quả xét nghiệm của các nhóm nghiên cứu cho kết quả: bệnh gan tụy có cường độ xuất hiện thấp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tôm, ngược lại bệnh đường ruột xuất hiện nhiều, cường độ lây nhiễm cao hơn đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên tôm giống trước khi thả trong năm 2020 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh đường ruột sau 30 ngày nuôi là 100%; cường độ nhiễm bệnh đường ruột phát hiện lớn hơn 1.000TB/ml, bệnh gan tụy phát hiện trung bình 200TB/ml. Thực tế trên cho thấy: Người nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn trong đó dịch bệnh là mối nguy thường trực trong suốt vụ nuôi, khả năng lây lan nhanh và mức độ kháng thuốc cao. Để xử lý người nuôi tôn phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí thuốc, hóa chất … tất cả đã dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào cao và kết quả nuôi tôm bấp bênh. Điều đó cho thấy các nghiên cứu của khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là rất kịp thời và thiết thực hỗ trợ cho nông dân Bến Tre.

 

Theo ông Châu Hữu Trị, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Bến Tre: Hiện nay, nuôi tôm công nghệ cao đang trở thành xu thế tất yếu cho nền nông nghiệp Bến Tre, tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện nay các công trình thủy lợi liên quan đến nuôi tôm ở Bến Tre chưa đồng bộ tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát. Các mầm bệnh này luôn tồn tại trong ao nuôi thông qua các vật chủ trung gian gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt gây tổn thất lớn cho người nuôi tôm Bến Tre. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bến Tre lần thứ XI đã xác định phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những ‘trụ cột” phát triển nông nghiệp – thủy sản của tỉnh trong thời gian tới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao và bền vững do đơ Hội thảo này là một diễn đàn rất tích cực hỗ trợ cho tỉnh Bến Tre trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nêu trên.

 

Theo ThS. Phạm Văn Luân, phòng Nghiên cứu Khoa học và Quan hệ Quốc tế, trường Cao đẳng Bến Tre, Hội thảo “Kết quả nghiên cứu KIT phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng” là một diễn đàn rât bổ ích, hỗ trợ cho hoạt động của ngành nuôi tôm Bến Tre phát triển ổn định trong thời gian tới. Trong nuôi tôm vấn đề có tính quyết định là cần phải quan tâm đến môi trường nức và dịch bệnh. Đây là hai nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất mà người nuôi tôm phải kiểm soát được một cách chặt chẽ. Việc công bố kết quả nghiên cứu về bộ KIT phát hiện nhanh bệnh ở tôm nuôi là một giải pháp hữu hiệu giúp người nuôi tôm phát hiện nhanh bệnh tôm, giúp người nuôi tôm có thể kiểm soát và kịp thời đưa ra biện pháp phòng trị bệnh trong nuôi tôm, hạn chế được rủi ro đáng tiếc xảy ra.

 

Bên lề Hội thảo, đại diện nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre cũng đã trao đổi với các chuyên gia đến từ khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh về khả năng hợp tác nâng cấp ứng dụng Mô hình lọc nước sinh học phục vụ dân sinh của nhóm sang phụ vụ sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện  khép kín quá trình  sản xuất nông nghiệp sạch từ nguồn nước và môi trường nông thôn.

ThS. Ngô Hoàng Đại Long (đứng) phát biểu kết thúc Hội thảo. Ảnh: LT.

 

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ThS. Ngô Hoàng Đại Long, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học – Sau Đại học, Phân hiệu Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre cho rằng: Hội thảo khoa học “Kết quả nghiên cứu KIT phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng” đã nhận được sự quan tâm của nhóm nghiên cứu thời gian qua cũng như nhiều đại biểu tại Hội thảo với vấn đề nuôi tôm và việc giải quyết những khó khăn, thách thức mà người nuôi tôm gặp phải; các bài báo cáo, chia sẻ và ý kiến thảo luận tại Hội thảo đã góp phần làm phong phú tài liệu về chủ đề này và thực sự là diễn đàn để những nhà nghiên cứu, người nuôi tôm, nhà quản lý trao đổi. Hội thảo vì vậy còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp cận các mô hình liên kết nhà khoa học – nhà nông – nhà trường, tiến tới phát huy vai trò của phòng Quản lý Khoa học – Sau Đại học, Phân hiệu Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre trong việc tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý