Bệnh cháy lá trên cây nhãn

Triệu chứng:
Bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là các lá già, lá thành thục. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình tròn hoặc gốc cạnh, lan rộng trến phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám nhạt. Giữa vết bệnh và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen là các ổ phân sinh bào tử. Lá bị bệnh vàng khô và rụng.
Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển
Tác nhân gây hại là nấm Pestalotia paraguariensis, thuộc nhóm nấm bất toàn.
Nấm hình thành phân sinh bào tử hình ống, gồm 5 tế bào giữa lớn và có màu nâu, 2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi nhọn và không màu, có 2-3 sợi lông ngắ ở một đầu. Nấm ký sinh yếu nên thường phát triển và gây hại trên các lá già, vườn ít chăm sóc và sinh trưởng kém.
Biện pháp phòng trừ:
Sau mỗi đợt thu hoạch, tiến hành cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh.
Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ, cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ hạn chế được bệnh .
Phun phòng trị bệnh bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng khuyến cáo.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch
• Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao
• Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre
• Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn
• Phòng trừ bệnh thối trái nhãn
• Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ
• Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn
• Kỹ thuật trồng nhãn
• Bệnh phấn trắng
• Bệnh thối bông
• Đốm mốc xanh, mốc xám
• Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)
• Bệnh khô cành (Phoma sp.)
• Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.
• Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)