Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)

Triệu chứng
Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu nhỏ màu nâu sau chuyển nâu đen và lan rộng bao quanh phân vỏ cổ rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.
Tác nhân
Bên cạnh nấm Fusarium, những nấm đất khác như Rhizoctonia, Sclerotium cũng có thể gây hại cho cây.
Điều kiện phát sinh phát triển
Nấm sản sinh ra hai loại bào tử là đại bào tử và tiểu bào tử. Đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn, có dạng cong như lưỡi liềm, không màu, có 3-4 vách ngăn. Tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu, nấm phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt độ là 30oC.
Bào tử tồn tại rất lâu trong đất, xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, điều kiện đất cát dễ bị thiệt hại hơn so với điều kiện đất thịt.
Biện pháp phòng trừ
Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cổ rễ, nếu có vết bệnh dùng thuốc gốc Metalaxyl hay Ridomyl Gold để tưới vào gốc, vun mô cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng.
Cây bị bệnh cần đào bỏ hết gốc, rải vôi sát trùng.
Sử dụng phân hữu cơ và bón nấm Trichoderma.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch
• Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao
• Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre
• Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn
• Phòng trừ bệnh thối trái nhãn
• Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ
• Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn
• Kỹ thuật trồng nhãn
• Bệnh cháy lá trên cây nhãn
• Bệnh phấn trắng
• Bệnh thối bông
• Đốm mốc xanh, mốc xám
• Bệnh khô cành (Phoma sp.)
• Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.
• Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)