Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận VietGAP cho vùng lúa xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Bến Tre
- Địa chỉ: Hương lộ 173, ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Điện thoại: 0753860345

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Đỗ Thị Diễm Thanh
- Trình độ học vấn: 12/12
- Chức danh khoa học: Cử nhân
- Điện thoại: 0918813047
- Email: ddthanh2009@gmail.com

Người tham gia

- ThS Võ Hoài Chân - PGĐ, Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao
- ThS Hồ Thanh Nhân - Phó Phòng Kỹ thuật, TTNNUDCNC
- KS Võ Thị Rãi - Cán bộ kỹ thuật, TTNNUDCNC
- Ths Trương Thanh Hải - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạnh Phú
- Trịnh Văn Lạng - Giám đốc HTX Lúa -Tôm Thạnh Phú
- Hồ Văn Cương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Nhơn

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý sản xuất theo quy trình Viet GAP cho vùng lúa xã An Nhơn huyện Thạnh Phú, quy mô 100 ha nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người sản xuất.
- Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã lúa - tôm Thạnh Phú tại xã An Nhơn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
- Tổ chức thực hiện thí điểm mô hình bao tiêu sản phẩm 100ha lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP với Công ty Lương thực Bến Tre
- Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về sản xuất sạch, an toàn và thân thiện với môi trường, góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Bảo đảm năng suất lúa tăng 5-10%, giá bán cao hơn từ 200-500đ/kg lúa so với canh tác thông thường không được chuyển giao kỹ thuật và không tham gia hệ thống chứng nhận VietGAP.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Xây dựng và bảo vệ thuyết minh đề cương chi tiết
- Nội dung 2: Nhận chuyên giao Hệ thống quản lý hồ sơ chất lượng lúa theo quy trình VietGAP và quy trình sản xuất lúa thương phẩm theo quy trình VietGAP
Tập huân cho Ban quản lý VietGAP và chuyên giao hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình VietGAP và quy trình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho Ban quản lý VietGAP của vùng dư án.
Tập huấn quy trình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho các nông hộ tham gia dư án.]
- Nội dung 3: Tổ chức sản xuất thí điêm mô hình 100ha lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP kết hợp với chứng nhận vùng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP
Tổ chức sản xuất thí điêm mô hình 100ha lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP kết hợp với chứng nhận vùng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP
Khảo sát lập bản đồ chỉ dẫn địa lý (tỉ lệ 1/5.000)
Thu mẫu và phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm (mẫu)
Làm các thủ tục cần thiết cho quy trình cấp giấy công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP.
Hướng dẫn nông dân ghi chép sổ sách và làm kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP
Đào tạo Thanh tra viên, Đánh giá viên nội bộ
Thanh tra viên, Đánh giá viên tiến hành đánh giá nội bộ (2 đợt)
Thuê chuyên gia đánh giá độc lập
Thực hiện hợp đồng đánh giá và công nhận 100ha đạt chuẩn vùng đủ điều kiện sản xuất lúa theo quy trình VietGAP

• Kết quả thực hiện:
1. Kết luận
- Dự án đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã lúa - tôm Thạnh Phú tại xã An Nhơn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống đạt chuẩn VietGAP.
- Tổ chức thực hiện thí điểm mô hình bao tiêu sản phẩm lGGha lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP. Kết quả dự án đã tập hợp được B2 hộ dân tham gia với tổng diện tích canh tác được chứng nhận VietGAP là 95,4 ha đạt 95,4% so với kế hoạch.
- Tất cả các nông hộ tham gia dự án đều được tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về sản xuất lúa sạch, an toàn và thân thiện với môi trường.
- Năng suất lúa trong dự án tăng bình quân khoảng trên 10%, giá bán cao hơn 500đ/kg lúa so với canh tác thông thường không tham gia hệ thống chứng nhận VietGAP.
2. Đề xuất
2.1. Đối với nhà quản lý Hợp tác xã
- Hội Nông dân xã cần tăng cường hỗ trợ, giám sát và đôn đốc Hợp tác xã thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa đạt chuẩn VietGAP. Đặc biệt hằng năm tham gia đánh giá nội bộ với hợp tác xã.
- Hỗ trợ tìm kiếm và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc biệt gắn trách nhiệm các đơn vị thu mua với tái chứng nhận VietGAP.
- Hỗ trợ truyền thông nhãn hiệu Hợp tác xã Lúa Tôm Thạnh Phú kết nối được với các nhà tiêu thụ gạo sạch góp phần nâng cao giá trị hạt gạo.
2.2. Đối với Ban chủ nhiệm Hợp tác xã
- Công khai, công bằng, minh bạch trong tất cả các hoạt động của Hợp tác xã nhằm xây dựng niềm tin đối với các xã viên. Đặt lợi ích của tập thể trên lợi ích của cá nhân.
- Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đảm bảo về chất lượng đã công bố nhằm xây dựng được niềm tin đối với khách hàng và đảm bảo có hợp đồng tiêu thụ có lợi nhất cho xã viên ở các mùa vụ sản xuất.
- Tuyển chọn người có năng lực tham gia hỗ trợ vận hành quy trình sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP cho hợp tác xã.
- Tổ chức họp, lấy ý kiến thành viên Hợp tác xã về định hướng thực hiện tái cơ cấu chứng nhận vào năm 2021.
2.3. Đối với xã viên
- Cam kết tuân thủ thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP nhằm xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng đối với sản phẩm lúa sạch của Hợp tác xã.
- Chia sẻ khó khăn với Ban quản lý Hợp tác xã trong giai đoạn đầu, nhất là về vấn đề tái chứng nhận, nhằm duy trì ổn định thương hiệu và chất lượng sản phẩm./.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: