Nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Địa chỉ: Số 1, đường Ngô Quyền, phường 3, TPBến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753822496.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Bà Nguyễn Thị Nguyệt.

- Học hàm, học vị: Kỹ sư.

- Chức vụ: Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Email: nguyetbentre2003@gmail.com.

- Điện thoại: 0753825214.

Người tham gia

- KS.Nguyễn Thị Nguyệt  - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre - Chủ nhiệm đề tài.
- KS. Nguyễn Thị Thúy Huỳnh - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre.
- KS. Nguyễn Phúc Hiệp - Trạm BVTV Mỏ Cày Bắc.
- TS. Lê Quốc Điền - TTCGTBKHKT - Viện CAQMN.
- ThS. Đỗ Hồng Tuấn - TTCGTBKHKT - Viện CAQMN.
- KS. Huỳnh Hữu Đoàn - Trạm BVTV Châu Thành.
- KS. Võ Văn Nam - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre.

- Nguyễn Thị Kim Hồng - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre.

- KS. Trương Văn Vui - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre.

- ThS. Ngụy Kim Yến - Chị cục BVTV tỉnh Bến Tre.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững (hiệu quả >80%) .
Kết quả: Đã xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre (hiệu quả > 90%)
- Chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở 3 huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc với 4 lớp tập huấn nông dân.
Kết quả: Đã tập huấn 4 lớp chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi và chuyển giao quy trình nhân nuôi ong ky sinh Trichogramma sp. cho nông dân ở 3 huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1. Khảo sát chọn mô hình;
- Nội dung 2. Thu thập thành phần loài thiên địch của sâu đục trái trên các vườn bưởi tại Bến Tre. Nhân nuôi và thả ong ký sinh phòng trừ sâu đục trái bưởi;
- Nội dung 3. Xây dựng mô hình và quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi đạt hiệu quả cao (80% trái bưởi không sâu đục trái),
- Nội dung 4. Tập huấn, chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi.

• Kết quả thực hiện:
Trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình cho thấy, để quản lý tốt sâu đục trái bưởi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác như tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cho thông thoáng, tiêu huỷ trái bị sâu, nuôi thả kiến vàng. Bên cạnh, tùy điều kiện, nông dân có thể chọn các giải pháp có hiệu quả phối hợp thực hiện:
- Thứ nhất, nông dân có thể tự nhân nuôi và thả ong Trichogramma sp. trên vườn bưởi. Ong ký sinh Trichogramma sp có khả năng thích nghi trong điều kiện sinh thái của tỉnh Bến Tre. Thả ong ký sinh trong vườn giảm được sự gây hại của sâu đục trái bưởi. Nhân nuôi và thả ong ký sinh Trichogramma sp. trên vườn bưởi là biện pháp sinh học mang tính bền vững, bổ sung trong quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi. Tuy nhiên, đây là loài ong mới, lượng ong phóng thích ngoài vườn không cao nên có thể vừa thả ong ký sinh kết hợp phun dầu khoáng hoặc phun nấm trắng Beauveria bassiana (thay thế thuốc trừ sâu độc hại) mỗi tháng một lần mang lại hiệu quả trong phòng trừ sâu đục trái. Ngoài ra, sử dụng biện pháp thả ong ký sinh kết hợp phun dầu khoáng hoặc nấm trắng giảm ô nhiễm môi trường và nhất là dư lượng thuốc không tồn dư trong trái, bảo vệ sức khỏe con người.
- Thứ hai, bao trái bằng vải lưới mùng tuyl, hở đáy là biện pháp đạt hiệu quả rất cao trong quản lý sâu đục trái bưởi. Bao trái không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và màu sắc của trái bưởi da xanh.
Đề tài:“ Nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi sâu đục trái bưởi tỉnh Bến Tre“ đã được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung đã được phê duyệt, đúng tiến độ, đạt được kết quả cụ thể như sau:
- Xây dựng 01 quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững (> 90% số trái bưởi không bị nhiễm sâu đục trái)
- Tập huấn 04 lớp cho 134 hộ nông dân, ở 3 huyện Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm, chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi và quy trình nhân nuôi ong ký sinh Trichogramma sp. cho nông dân tự nhân nuôi và thả trên vườn bưởi.
- Nâng cao nhận thức của nông dân trong việc áp dụng biện pháp sinh học quản lý sâu hại cây trồng, giảm thiểu số lần phun thuốc trừ sâu độc hại, tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên , bảo vệ sức khỏe con người, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Như vậy, so với mục tiêu của đề tài đã hoàn thành tốt, trong đó có một số mục tiêu vượt yêu cầu đặt ra như: mục tiêu thứ nhất là xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững (hiệu quả >80%), thực tế quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi đã xây dựng có trên 90% số trái bưởi không bị nhiễm sâu đục trái; mục tiêu thứ hai là chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở 3 huyện với 4 lớp tập huấn nông dân, thực tế, ngoài tập huấn quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi, đề tài đã chuyển giao thêm được quy trình nhân nuôi ong ký sinh cho các hộ nông dân tự nuôi và phóng thích ra vườn, tạo nguồn ong ký sinh dồi dào ngoài tự nhiên, góp phần kiểm soát sâu đục trái mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .
Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
a. Hiệu quả về khoa học và công nghệ
- Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở tỉnh Bến Tre
- Tiếp nhận được quy trình nhân nuôi ong ký sinh Trichogramma sp. từ Viện CAQMN.
- Xây dựng quy trình nhân nuôi ong Trichogramma sp. phòng trừ sâu đục trái bưởi và chuyển giao kỹ thuật nuôi cho hộ nông dân.
b. Hiệu quả về kinh tế xã hội
- Bảo vệ năng suất bưởi, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam
- Nâng cao kiến thức cho nông dân về quản lý sâu đục trái bưởi bằng biện pháp sinh học an toàn và bền vững
- Mô hình quản lý sâu đục trái bưởi áp dụng trên các vườn cây có múi góp phần giảm thiểu sự gây hại của sâu, ổn định sản xuất, giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu, tăng hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.
- Nông dân có thể tự nhân nuôi loài ong ký sinh thả ra vườn tạo nguồn thiên địch phát triển trong tự nhiên, góp phần tạo sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái bền vững.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: