Nghiên cứu phát triển thị trường Bưởi da xanh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Họ và tên thủ trưởng: Ông Nguyễn Đông Phong
- Địa chỉ: Số 59C, đườngNguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0838448222      
- Fax: 0838477948

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Hoàng Văn Việt    
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn: Thạc sĩ                             
- Chức vụ: Giảng viên
- Điện thoại:  0838448222    
- Fax: 0838477948

Người tham gia

- ThS. Hoàng Văn Việt - ĐH Kinh tế TPHCM.

- ThS. Nguyễn Khánh Duy - ĐH Kinh tế TPHCM.

- ThS. Nguyễn Minh Hương - ĐH Kinh tế TPHCM.

- ThS. Vũ Minh Hà - ĐH Kinh tế TPHCM.

- TS. Vũ Trọng Bình - ĐH Kinh tế TPHCM.

- ThS. Cao Văn Trọng - UBND tỉnh Bến Tre.

- ThS. Nguyễn Văn Niệm - Sở KH&CN tỉnh Bến Tre.

- CN. Bùi Thị Hồng Yến - VP Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

- ThS. Nguyễn Thị Hà Giang - ĐH Kinh tế TPHCM.

- CN. Hồ Minh Chí - ĐH Kinh tế TPHCM.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Đề tài có mục tiêu chung là nghiên cứu, phân tích tổng thể ngành hàng bưởi Da xanh và thị trường tiêu thụ nhằm đề xuất các giải pháp phát triển thị trường Bưởi Da xanh Bến Tre. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Một là phân tích thực trạng cung - cầu thị trường, giá cả và thị hiếu tiêu dùng bưởi Da xanh Bến Tre nội địa và xuất khẩu;
Hai là đánh giá xu hướng nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng bưởi Da xanh Bến Tre cho nội địa và xuất khẩu;
Ba là nghiên cứu đề xuất thúc đẩy mở rộng thị trường bưởi Da xanh Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Đề tài Nghiên cửu phát triển thị trường bưởi Da xanh Bến Tre được chia làm 5 phần bao gồm:
(1) Phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đề tài;
(2) Phần 2 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu;
(3) Phần 3 diễn giải các phương pháp nghiên cứu, khung phân tích và dữ liệu được sử dụng cho đề tài;
(4) Phần 4 trình bày, phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài;
(5) và Phần cuối là đưa ra một số Kết luận và Kiến nghị. Trong đó, phần 3 phân tích chi tiết về (i) Thị trường bưởi thế giới, (ii) Thị trường bưởi trong nước và hành vi người tiêu dùng bưởi Da xanh, và (iii) Chuỗi giá trị bưởi Da xanh Bến Tre từ đó làm cơ sở cho (iv) Phân tích năng lực cạnh tranh và ma trận phân tích SWOT, phân tích chiến lược cho toàn ngành bưởi Da xanh; nhằm đề xuất các (v) Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bưởi Da xanh trong nước và quốc tế cũng như phát triển ngành bưởi Da xanh Bến Tre nói chung.

Kết quả thực hiện:
Đề tài Nghiên cứu phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre đã phân tích được thực trạng cung cầu thị trường, giá cả và thị hiếu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu đối với bưởi nói chung và bưởi Da xanh nói riêng. Đặc biệt, đề tài phân tích tổng thể về chuỗi giá trị bưởi Da xanh với những ưu nhược điểm và cơ hội thách thức khác nhau. Đồng thời, đề tài phân tích vai trò và đóng góp của ngành đối với địa phương và các tác nhân trong chuỗi. Năm 2015, bưởi Da xanh Bến Tre mang lại hơn 1,9 ngàn tỷ đồng doanh thu cho người nông dân và hơn 3,3 ngàn tỷ đồng doanh thu cho toàn ngành; tạo ra gần 3 ngàn tỷ đồng giá trị gia tăng cho toàn xã hội. Người nông dân trồng bưởi Da xanh đạt lợi nhuận ròng 289 triệu đồng/ha/năm và thu nhập 356 triệu đồng/ha/năm.
Kết quả phân tích cho thấy Châu Âu và Đông Á là những thị trường lớn và tiềm năng nhất đối với bưởi Da xanh với mức giá ổn định và nhu cầu lớn nhưng đòi hỏi cao về chất lượng và hình thức. Với giá thành trồng bưởi Da xanh là 14.800đ/kg, mức giá xuất khẩu bưởi Da xanh phù hợp và bền vững vào khoảng 30-35 ngàn đồng/kg. Để thâm nhập những thị trường phát triển, ngành bưởi Da xanh nên đi theo chiến lược ngách thị trường cao cấp và đặc sản địa phương với tiêu chuẩn chất lượng phù hợp như VietGAP, Organic và PGIs. Ở thị trường nội địa, bưởi Da xanh được người tiêu dùng ưa thích, yếu tố được quan tâm nhất là giá bán, dinh dưỡng và hương vị. yếu tố chất lượng, an toàn và hình thức đã được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt, các yếu tố gia tăng như chứng chỉ, thương hiệu, bao bì, tem nhãn và trưng bày chưa phải là thiết yếu. Như vậy, giá trị của bưởi Da xanh vẫn đang nằm trong giá trị sử dụng thực chứ chưa nằm ở phần giá trị gia tăng thêm. Điều đó cho thấy bưởi Da xanh mới ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm và còn nhiều khoảng trống để xây dựng và phát triển.
Để thúc đẩy thương hiệu và phát triển bưởi Da xanh thành ngành trái cây chủ lực, nhóm đề xuất tỉnh cần tập trung nâng cấp chuỗi giá trị bưởi Da xanh theo chiều sâu, cụ thể: (1) Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho liên kết trong nông nghiệp của tỉnh, từ đó xây dựng và phát triển các mối liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết vùng; (2) Cải thiện kỹ thuật công nghệ canh tác theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực quản trị trang trại của nông dân và thúc đẩy việc áp dụng các quy trình sản xuất an toàn; (3) Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu bưởi Da xanh theo hướng sản phẩm chất lượng cao, trồng chuyên canh và gia tăng năng xuất. Tỉnh không nên tăng diện tích bưởi Da xanh quá nhiều và phải thận trọng khi mở rộng diện tích sang những vùng đất canh tác không thuận lợi; (4) Thúc đẩy chuỗi giá trị ngắn, đa dạng hóa kênh phân phối ở thị trường nội địa và hướng tới thị trường xuất khẩu trong dài hạn; (5) Xây dựng và xúc tiến thương hiệu riêng của các nhà cung cấp và thương hiệu chung của tỉnh như PGIs và PDO.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: