Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Họ và tên thủ trưởng: Ông Nguyễn Như Triển
- Địa chỉ: Số11, đường Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0839304120    

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Trương Thanh Vũ    
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn: Thạc sĩ                                            
- Chức vụ: Trưởng phòng
- Điện thoại:  0839304120    

Người tham gia

- Ths. Trương Thanh Vũ
- Ths. Trần Cẩm Linh
- Ths. Nguyễn Như Triển
- Ths. Nguyễn Thị Diệu Minh
- Ths. Trần Thanh Tài
- Phạm Thị Hồng Ngọc
- Nguyễn Thị Lệ Thủy
- TS. Lê Thị Thu Diềm
- Ngô Thị Thẩm
- Cao Thiên Thọ

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Nghiên cứu các luận cứ khoa học cho việc xác định và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển dịch vụ của tỉnh Bến Tre đến Mục tiêu chính của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp phát triển cho khu vực dịch vụ. Theo đó, nghiên cứu chia làm 2 nhóm: nhóm “nền tảng” với 5 giải pháp hướng đến mục tiêu xây dựng chiến lược truyền thông, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực, cải tiến công tác quản lý, năng lực cơ sở hạ tầng, thể chế; và nhóm giải pháp cụ thể cho các ngành dịch vụ then chốt.
Sau cùng là Nghiên cứu đề xuất các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ cho phát triển khu vực dịch vụ tỉnh.năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Nội dung chính của nhiệm vụ:
1. Xác định khung phân tích: Phần này tập trung nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn các mô hình phát triển kinh tế dịch vụ trong và ngoài nước, từ đó đề xuất mô hình phát triển phù hợp cho tỉnh Bến Tre. Đưa ra các nội dung, chỉ tiêu phù hợp để hướng dẫn phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển dịch vụ tỉnh Bến Tre trong giai đoạn vừa qua.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dựa trên trên dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành dịch vụ trên các nội dung, chỉ tiêu đã xác định tại mục Khung phân tích; sử dụng kỹ thuật SWOT để xác định các ngành dịch vụ thế mạnh và tiềm năng
(ngành then chốt) của tỉnh trong mối quan hệ với các tỉnh trong Vùng nhằm tìm ra mối liên kết tiềm năng trong quá trình phát triển. Đồng thời, phân tích, đánh giá các chính sách của Chính phủ, của tỉnh về giải pháp hỗ trợ [đã và đang thực thi] liên quan đến phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre. Thực hiện các điều tra, phỏng vấn ở các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ để nắm bắt các giải pháp mà họ đang áp dụng cho phát triển kinh doanh dịch vụ của mình, cũng như điều tra, phỏng vấn người sử dụng để nắm bắt yêu cầu, xu hướng sử dụng dịch vụ.
3. Phân tích các yếu tố thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, bao gồm 3 nhóm: yếu tố “phía cung”, yếu tố “phía cầu”, yếu tố “thể chế”.
4. Nhận diện các ngành dịch vụ cần ưu tiên phát triển trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Trong các ngành dịch vụ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tiếp tục xác định một số các ngành dịch vụ để tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư nhằm tạo đột phá trong phát triển, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và nguồn lực của địa phương.
5. Giải pháp chiến lược thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ. Chủ yếu nghiên cứu đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tính cạnh tranh để tăng nhanh tỷ trọng GRDP dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030 một cách bền vững nhất.

Kết quả thực hiện:
Kết quả nghiên cứu hiện trạng khu vực dịch vụ tỉnh Bến Tre cho thấy những điểm nổi bật như: cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các phân ngành dịch vụ truyền thống và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng; ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng và hiệu ứng lan tỏa của các ngành dịch vụ trung gian chưa cao, nhất là các ngành dịch vụ hiện đại giữ vai trò động lực, là huyết mạnh của nền kinh tế; ngành dịch vụ đang tiếp tục tạo ra nhiều việc làm mới song tỷ trọng trong tổng việc làm vẫn còn nhỏ; NSLĐ khu vực dịch vụ còn thấp và tăng trưởng chậm; số lượng DN dịch vụ có tăng đều từng năm song đại đa số có quy mô nhỏ, chuyên môn hóa thấp và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh chưa cao. Nghiên cứu tổng kết qua bảng SWOT với 4 điểm mạnh (S), 6 điểm yếu (W), 4 cơ hội (O) và 3 thách thức (T) lớn của ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre.
Tiếp cận bằng đồ thị scatter, bằng phân tích mối nối liên ngành, Nghiên cứu đã nhận diện được các ngành dịch vụ thế mạnh và tiềm năng của tỉnh. Đó là các ngành giữ tỷ trọng lớn về giá trị gia tăng, việc làm, thu ngân sách và đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP. Đồng thời, xác định 8 phân ngành dịch vụ “then chốt” mà tỉnh cần tập trung ưu tiên phát triển mạnh nhằm mở rộng tác động lan tỏa, kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh khác phát triển theo. Đó là các ngành:
(1) Thương mại nội địa và xuất khẩu,
(2) Du lịch,
(3) Viễn thông, công nghệ thông tin - truyền thông,
(4) Vận tải kho bãi, logistics,
(5) Tài chính ngân hàng,
(6) Khoa học và công nghệ,
(7) Dịch vụ hỗ trợ SXKD,
(8) Đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề và chăm sóc sức khỏe chuyên sâu.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: