Nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam.
- Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Văn Giáp
- Địa chỉ: Tầng 10, số 12 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0839142530, fax: 0839142555

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Văn Giáp    
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn:      
- Chức danh khoa học: Tiến sĩ Kinh tế
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0839142530, fax: 0839142555
- E-mail: giap.nguyen@scap.gov.vn

Người tham gia

- TS. Nguyễn Văn Giáp
- TS. Nguyễn Đức Lộc
- Ths. Cao Văn Trọng
- Ths. Lê Văn Sáu
- Ths. Nguyễn Thị Ngọc Giàu
- ThS. Trần Thị Út Linh
- ThS. Hoàng Văn Việt
- CN. Đỗ Mạnh Hùng

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đề xuất chiến lược và các giải pháp phát triển xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa của Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích xu hướng thị trường tiêu thụ dừa và các sản phẩm từ dừa trên thế giới; và các hình thức hợp tác phân phối sản phẩm trên thị trường thế giới;
- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu dừa; và các chiến lược tiếp thị và phát triển thị trường dừa của Bến Tre.
- Phân tích các lựa chọn đa dạng hóa thị trường và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Bến Tre;
- Đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường dừa Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Đánh giá tổng quan ngành hàng dừa thế giới
- Đánh giá tổng quan sản xuất, xuất khẩu, và cơ cấu giá trị một số sản phẩm dừa Bến Tre
- So sánh ngành hàng dừa Bến Tre với ngành hàng dừa Philippines và SriLanka
- Xác định sản phẩm và thị trường mục tiêu cho sản phẩm dừa Bến Tre
- Phân tích và đề xuất chiến lược phát triển thị trường

Kết quả thực hiện:
Thị trường các sản phẩm dừa trên thế giới đang ngày càng phát triển, và đa dạng hóa về sản phẩm, đặc biệt là các dòng sản phẩm cao cấp, sản phẩm hữu cơ tạo cơ hội mới cho ngành dừa Bến Tre phát triển. Ngành dừa Bến Tre đang chuyển mình từ nơi chủ yếu cung ứng nguyên liệu thô, sang thành nơi chế biến và cung ứng các sản phẩm dừa chế biến dừa chất lượng cao và quy mô lớn ở Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên, thực tế phát triển thị trường và xuất khẩu những năm qua ở Bến Tre cho thấy các sản phẩm chế biến chủ yếu là sản phẩm còn thô sơ như: cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa, sản lượng xuất khẩu chính chưa vào nhiều được các thị trường cao cấp.
Yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của các sản phấm chế biến dừa Bến Tre là nguyên liệu và lao động. Tuy nhiên, cả 2 yếu tố này đang bị cạnh tranh bởi các ngành và sản phẩm sản phẩm khác (như cây ăn quả) và các ngành nghề khác (như công nghiệp). Do đó, Bến Tre cần có chiến lược về vùng nguyên liệu và thu hút lao động, chiến lược ứng dụng khoa học và công nghệ trong chế biến dừa. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần có chiến lược hỗ trợ nông dân trong nhằm tăng sản lượng đáp ứng khả năng chế biến của Bến Tre.
Trên nền tảng xu hướng chung của các thị trường là ưu tiên các sản phẩm tự nhiên hay Organic vì nhu cầu đối với các sản phẩm này đang tăng rất mạnh tại các nước phát triển. Các sản phẩm và thị trường chính cho sản phẩm dừa của Bến Tre có thể được phân làm 3 nhóm chính bao gồm:
i. Các sản phẩm trọng điểm nước cốt dừa/bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng lon/hộp, và than hoạt tính: Đây là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong giai đoạn 2010 - 2017, và xu hướng thị trường tiêu dùng ổn định.
ii. Nhóm sản phẩm tiềm năng cao gồm dầu dừa/tinh dầu dừa, thạch dừa/mặt nạ thạch dừa, xơ dừa/các sản phẩm xơ dừa/mụn dừa: Đây là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu dưới 5 triệu USD (trừ xơ dừa và thạch dừa) nhưng có tốc độ tăng trưởng khá, và xu hướng thị trường tăng trưởng tốt.
iii. Nhóm sản phẩm có thể phát triển là các sản phẩm như đồ uống - sữa dừa độ béo dưới 5% bơ dừa, và bánh quy bơ: Đây là nhóm sản phẩm chưa có hoặc chưa phổ biến tại Bến Tre, nhưng có thể trở thành xu hướng chính trong tương lai dựa trên các phân tích và dự báo từ thị trường quốc tế.
Để tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị cho ngành dừa Bến     Tre, thì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường là hai chiến lược quan trọng. Trong đó, đối với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, các doanh nghiệp chế biến có thể áp dụng đa dạng hóa theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, định vị thương hiệu cho sản phẩm dừa Bến Tre thông qua nâng cấp về chất lượng, bao bì, các hình thức hợp tác theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để ổn định và phát triển thị trường bền vững thì các doanh nghiệp ngành dừa phải xây dựng kế hoạch liên kết với các nhà buôn lớn trên thế giới, cũng như liên kết với người sản xuất nhằm đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu, đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho thị trường. Để thực hiện được những đề xuất trên, đề tài có một số đề xuất sau:
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, tạo ra các giống dừa mới, phương pháp chế biến mới tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng (sản phẩm phụ, thành phầm từ dừa) đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trên thế giới. Nâng cao chất lượng giống dừa nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.
- Hình thành các hình thức liên kết doanh nghiệp-nông dân lâu dài với     nhau, để
sản xuất tiêu thụ và xuất nhập khẩu dừa của Bến Tre được hiệu quả. Từ đó, tạo cơ sở cho hoạt động xuất nhập khẩu, cơ hội tiếp xúc nguồn vốn đầu tư, hay cơ hội tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới của các doanh nghiệp này.
- Nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức marketing, kinh nghiệm xuất khẩu của họ, so sánh, phân tích những điểm mạnh và yếu tại các quốc gia sản xuất chế biến dừa lớn (Philippine), từ đó đúc kết kinh nghiệm cho ngành dừa Bến Tre.
- Thay đổi hình ảnh ngành dừa Bến Tre thành vùng công-nông phức hợp ngành dừa với vùng trồng, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự hỗ trợ giữa các ngành, và giảm chi phí giao dịch.
- Hình thành liên kết vùng theo Quyết định 592 của Chính phủ, trên cơ sở liên kết 4 tỉnh có diện tích trồng dừa lớn là Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, và Tiền Giang, trên cơ sở chia sẻ thông tin, quy hoạch và xây dựng các cụm công nông nghiệp khép kín nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: