Đánh giá, dự báo khả năng cung cầu nguyên liệu ngành dừa phục vụ chế biến, nội tiêu và xuất khẩu

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam.
- Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Văn Giáp
- Địa chỉ: Tầng 10, số 12 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0839142530, fax: 0839142555

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Đức Lộc
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn:     
- Chức danh khoa học: Tiến sĩ
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0839142530, fax: 0839142555
- E-mail: loc.nguyen@scap.gov.vn

Người tham gia

- TS. Nguyễn Đức Lộc  
- ThS.Trần Thị Út Linh  
- ThS. Hoàng Văn Việt  
- ThS.Nguyễn Thị Liên  
- CN. Đỗ Đăng Huy

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung: Đánh giá, dự báo khả năng cung cầu nguyên liệu ngành dừa phục vụ chế biến, nội tiêu và xuất khẩu làm cơ sở đề xuất các giải pháp ổn định sản xuất và cân bằng cung cầu dừa trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng năng lực chế biến, tiêu thụ trái dừa của đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá thực trạng, dự báo khả năng cung ứng nguyên liệu dừa để phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp để cân bằng cung cầu dừa trái trong giai đoạn 2018 - 2025.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1. Phân tích tổng quan ngành hàng dừa thế giới, Việt Nam và Bến Tre.
- Nội dung 2: Phân tích cầu nguyên liệu dừa trái cho chế biến, nội tiêu, và xuất khẩu tại Bến Tre.
- Nội dung 3: Phân tích cung nguyên liệu dừa trái cho chế biến, nội tiêu, và xuất khẩu tại Bến Tre.
- Nội dung 4. Phân tích cân bằng cung cầu và biến động giá nguyên liệu dừa trái Bến Tre.
- Nội dung 5. Định hướng phát triển và các giải pháp cân bằng cung cầu nguyên liệu dừa Bến Tre.

Kết quả thực hiện:
Ngành dừa Việt Nam đang có cơ hội lớn khi nguồn cung từ các quốc gia sản xuất dừa lớn đều có xu hướng giảm. Diện tích và sản lượng dừa tại các nước sản xuất lớn (đặt biệt là Châu Á) đang tăng trưởng chậm lại - do diện tích dừa đang bước vào thời kỳ trồng mới tại các nước có diện tích lớn.
Chế biến và thương mại các sản phẩm dừa đang tăng lên nhanh chóng về cả sản lượng và giá trị. Điều đó chứng tỏ chất lượng các sản phẩm dừa của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới. Hơn nữa thì trường xuất khẩu dừa của Việt Nam ngày càng đa dạng, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định, do đó, tiềm năng mở rộng thị trường là rất cao.
Trong giai đoạn 2018 -2025, ngành dừa thế giới sẽ có xu hướng tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nhanh để tận dụng hiệu quả giá trị chế biến của nguyên liệu. thế.
Ngành dừa là một ngành đặc thù của Bến Tre, vừa có giá trị về kinh tế, vừa có giá trị văn hóa và xã hội. Diện tích dừa ở Bến Tre mỗi năm tăng dần và nơi đây được gọi là “Xứ Dừa" bởi có diện tích và sản lượng dừa cao nhất nước. Đến cuối năm 2017, diện tích dừa trên địa bàn tỉnh đạt 71.461 ha, với tổng sản lượng đạt khoảng 570.825 tấn.
Ngành dừa Bến Tre đang có xu hướng phát triển chiều sâu thì tỷ lệ dừa dùng cho chế biến ngày càng tăng, tỷ lệ xuất thô giảm. Tình trạng thiếu hụt cục bộ nguyên liệu dừa vẫn xảy ra, đòi hỏi phải có giải pháp phát triển chuỗi giá trị đồng bộ trên cơ sở liên kết vùng.
Mặc dù có sự khởi sắc trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu, ngành dừa tỉnh Bến Tre vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
- Thu nhập thuần từ cây dừa không cao nên khó cạnh tranh với nhiều cây trồng khác, cho nên khả năng phát triển về quy mô canh tác bị giới hạn. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất dựa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân nhỏ; trồng kết hợp cả dừa uống nước và dừa công nghiệp, trồng xen với nhiều loại cây trồng khác và trồng với mật độ dày nên việc chăm sóc, thâm canh còn khó khăn, năng suất thấp.
- Tình trạng thiếu nguyên liệu: Với việc thu hút đầu tư, mở rộng hoạt động chế biến trên địa bàn tỉnh, trong khi diện tích phát triển dừa ngày càng cạn kiệt. Điều này có nghĩa toàn bộ ngành chế biến dừa ở Bến Tre thiếu hụt nguyên liệu cục bộ, dù tỉnh đã có nhiều biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng dừa trái công nghiệp xuất khẩu.
- Thị trường đầu ra không ổn định: Kim ngạch xuất khẩu ngành dừa của tỉnh luôn biến động qua các năm gây khó khăn cho việc quản lý điều phối hoạt động sản xuất. Mặt khác, việc tiếp tục củng cố và gia tăng thị phần tại các thị trường các nước trên thế giới là một thách thức lớn ngành dừa của tỉnh.
- Năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Thời gian tới, năng lực cạnh tranh các sản phẩm dừa của Bến Tre tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, nhất là khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ của FTAs, WTO,. sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế cũng như ngay cả trên thị trường trong nước. Ưu thế cạnh tranh sẽ thuộc về các công ty xuyên quốc gia với sức mạnh toàn diện (khoa học công nghệ, tài chính, sự liên kết, mạng lưới phân phối), các công ty xuyên quốc gia sẽ là lực lượng chủ đạo quyết định thị trường các sản phẩm dừa trên thế giới.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: