Nghiên cứu quy trình quản lý theo hướng sinh học đối với Bọ vòi voi, Diocalandra Frumenti (Coleoptera: Curculionidae) và sâu đục trái , Tirathaba Sp. (Lepidoptera: Pyralidae) gây hại trên cây dừa tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ.
- Họ và tên thủ trưởng: PGS.TS. Hà Thanh Toàn
- Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103832.662    
- Fax: 07103838474

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Lê Văn Vàng    
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn: PGS.TS.                                           
- Chức vụ: Trưởng Bộ môn
- Điện thoại: 07103832662    
- Fax: 07103838474

Người tham gia

- TS. Lê Văn Vàng.
- ThS. Nguyễn Hồng Ửng.
- KS. Châu Nguyễn Quốc Khánh.
- ThS. Trịnh Thị Xuân.
- ThS. Nguyễn Quốc Tuấn.
- KS. Nguyễn Thị Nguyệt.
- KS. Nguyễn Phúc Hiệp.
- CN. Nguyễn Hữu Lập

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xác định được hiện trạng gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa tại tỉnh Bến Tre.
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học, tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa.
- Thu thập, phân lập, nhân nuôi và đánh giá được hiệu quả của một số loại nấm ký sinh và chế phẩm sinh học (chất hấp dẫn sinh học hoặc thuốc trừ sâu sinh học….) trên bọ vòi voi và sâu đục trái dừa nhằm tạo cơ sở để phòng trị theo hướng sinh học an toàn.
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bọ vòi voi và sâu đục trái dừa theo hướng sinh học an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn canh tác của GAP và chương trình phóng thích ong ký sinh A.hispinarum để phòng trị bọ cánh cứng hại dừa (B.longissima).

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa ở tỉnh Bến Tre   
Nội dung 2: Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa   
Nội dung 3: Thu thập, phân lập, nuôi nhân và đánh giá hiệu quả nấm ký sinh trên bọ vòi voi và sâu đục trái dừa               
Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoạt chất có nguồn gốc thực vật và hóa học lên sự tập hợp, sự đẻ trứng và bắt cặp của bọ vòi voi và ngài sâu đục trái dừa
Nội dung 5: Xây dựng quy trình sinh học tổng hợp để quản lý bọ vòi voi và sâu đục trái dừa   
Nội dung 6: Tập huấn kỹ thuật áp dụng quy trình quản lý tổng hợp đối với bọ vòi voi và sâu đục trái dừa   
Nội dung 7: Xử lý số liệu, viết báo cáo và nghiệm thu đề tài  

Kết quả thực hiện:
Kết luận
- Điều tra nông dân
+ Phần lớn nông dân canh tác vườn dừa với diện tích khoảng từ 2.000-5.000 m2 chủ yếu là giống dừa ta. Các loại phân được sử dụng chủ yếu là phân vô cơ: Urea, NPK 20-20-15 với số lần bón phân 2 lần/năm và phân hữu cơ sử dụng là bùn và phân chuồng.
+ Kết quả khảo sát cũng cho thấy 100% vườn dừa được khảo sát điều bị bọ vòi voi D. frumenti tấn công năm 2015 là 55,3% cây bị hại trên vườn, 22,1% buồng bị hai trên vườn, 8,4% trái bị hại trên vườn và nhìn chung có giảm vào năm 2017 (58,1% cây trên vườn bị hại, 16,7% buồng bị hại và 4,6% trái bị hại). Đối với sâu đục trái, năm 2015 có 100% vườn bị hại, 21,6% cây bị hại trên vườn, 18,7% bông bị hại trên vườn và 1,1% trái bị hại trên vườn (tương ứng năm 2017 có 100% vườn bị hại, 18,2% cây bị hại trên vườn, 12,1% bông bị hại trên vườn và 1,2% trái bị hại trên vườn).
- Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa
+ Bọ vòi voi D. frumenti có trứng hình bầu dục, trung bình 0,85 x 0,29 mm, thời gian phát triển 5,15 ngày. Âu trùng có kích thước trung bình 0,84-5,07 mm, màu trắng đục, với thời gian phát triển 132,7 ngày. Nhộng là dạng nhộng trần, kích thước trung bình 5,52-6,14 mm, màu trắng đục, sắp vũ hóa có xuất hiện hai đốm đen trên cánh, thời gian phát triển 9,27 ngày. Thành trùng đực dài 5,45mm, cái dài 6,46 mm với 4 vệt nâu vàng điển hình trên cánh trước, sống 72,8 ngày sau vũ hóa. Vòng đời của bọ vòi voi D. frumenti khảo sát trong phòng thí nghiệm trải qua 176,2 ngày.
+ Sâu đục trái Tirathaba sp. có hình bầu dục, kích thước từ 0,63 x 0,44 mm, mới nở, trứng có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng nhạt với thời gian phát triển 5,03 ngày. Ấu trùng từ 4,16 x 0,50 mm đến 19,71 x 2,40 mm và phát triển trong 15-22 ngày. Nhộng thuộc dạng nhộng màng, màu vàng nhạt sau màu nâu đậm, trung bình từ 9,14 x 2,45 mm, thời gian nhộng từ 7-9 ngày. Thành trùng kích thướt trung bình 10,15 mm đối với ngài cái và 9,65 mm đối với ngài đực. Vòng đời của Tirathaba sp. kéo dài 30-39 ngày.
- Thu thập, phân lập, nhân nuôi và đánh giá hiệu quả nấm ký sinh trên bọ vòi voi và sâu đục trái dừa
+ Tuyển chọn được 4 chủng nấm Metarhizium anisopliae ký sinh trên bọ vòi voi tại tỉnh Bến Tre và chủng nấm thu tại huyện Giồng Trôm cho hiệu quả ký sinh trên thành trùng bọ vòi voi cao nhất. Sử dụng dung dịch nấm xanh ở nồng độ 109 bào tử/ml cho hiệu quả cao và mạnh nhất bắt đầu từ 5 NSKXL kéo dài đến 15 NSKXL với độ hữu hiệu đạt 80% kể từ thời điểm 5 NSKXL.
- Ảnh hưởng của một số chất có nguồn gốc thực vật và hóa học lên sự tập hợp, sự đẻ trứng và bắt cặp của bọ vòi voi và ngài sâu đục trái dừa
+ Các hợp chất sử dụng trong thí nghiệm không gây ảnh hưởng nhiều đến hành vi tập hợp của bọ vòi voi. Đối với sâu đục trái, cho thấy từ giai đoạn 3 NSKXL, nghiệm thức sử dụng tinh dầu sả cho hiệu quả quấy rối thông tin bắt cặp cao hơn và khác biệt hoàn toàn so với đối chứng. Tinh dầu sả không làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ nở của trứng so với đối chứng và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của ngài sâu đục trái dừa.
- Mô hình quản lý tổng hợp bọ vòi voi và sâu đục trái dừa tại tỉnh Bến Tre
+ Cả 3 mô hình quản lý theo hướng sinh học (phun nấm xanh và treo tinh dầu sả) tại 3 huyện Bình Đại, huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày Nam đều cho hiệu quả cao và làm giảm tỉ lệ buồng, trái bị hại khác biệt có ý nghĩa khi so sánh hai trung bình ở mức ý nghĩa 0,5% so với vườn đối chứng xử lý theo cách nông dân.
Đề nghị
- Tiếp tục ứng dụng chủng nấm xanh Ma-GT-BT để phòng trừ bọ voi voi hại dừa và đối với sâu đục trái trên với thời gian dài hơn để biết được hiệu quả rõ rệt.
- Áp dụng Quy trình phòng trừ tổng hợp bọ vòi voi và sâu đục trái theo hướng sinh học cho nông dân tỉnh Bến Tre và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Tiếp tục chọn lọc những dòng vi sinh vật ký sinh bọ vòi voi và sâu đục trái dừa cũng như tập huấn quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh để phục vụ công tác quản lý bọ vòi voi và sâu đục trái dừa cũng như một số côn trùng khác.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: