Nghiên cứu các giải pháp tăng cường hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Cần Thơ.
- Họ và tên thủ trưởng: Ông Hà Thanh Toàn
- Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
- Điện thoại: 07103850837        

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Quan Minh Nhựt     
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn: Tiến sỹ                                            
- Chức danh khoa học:Phó Giáo sư
- Chức vụ: Trưởng Khoa
- Điện thoại:  07103850837  

Người tham gia

- PGS.TS. Mai Văn Nam.

- TS. Nguyễn Quốc Nghi

- TS. Nguyễn Tuấn Kiệt.

- ThS. Khưu Ngọc Huyền.

- ThS. Trương Minh Nhựt.
- ThS. Nguyễn Trường Huy
- ThS. Nguyễn Văn Dũng
- CN. Nguyễn Tuyết Minh

- ThS. Võ Thị Ánh Nguyệt.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu nghiên cứu: là phân tích thực trạng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng đầu tư và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre.
+ Phân tích thực trạng và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre..
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
+ Đề xuất giải pháp nhằm tăng đầu tư và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Đối với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Đối với mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Đối với mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng đầu tư và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Kết quả thực hiện:
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng: Nhìn chung, các doanh nghiệp (DN) hoạt động chủ yếu dưới 3 hình thức, đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần và DN tư nhân. Thời gian hoạt động của các DN trung bình là 8, 7 và 6 năm tương ứng với DN nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tổng nguồn vốn của các DN tương đối tốt. Tổng số lao động trung bình tại mỗi DN dao động từ 15 - 103 người, cơ cấu lao động nữ khá lớn trong các DN, thu nhập bình quân của lao động đang trên xu hướng tăng dần, tuy nhiên, mức tăng vẫn chưa cao.
Đối với thực trạng đầu tư phần cứng cho khoa học công nghệ (KHCN) của DN, kết quả phân tích cho thấy mức đầu tư cho KHCN tương đối tốt qua các năm, nguồn vốn đầu tư cho KHCN chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của DN. Công nghệ DN đang sử dụng chưa hiện đại, chỉ mới đáp ứng được sản xuất và có nguồn gốc xuất xứ đa phần từ Việt Nam, Trung Quốc, và Nhật Bản. Hiệu suất khai thác công nghệ tương đối thấp, thời điểm đầu tư công nghệ của DN khi không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hoặc hư hỏng. Nguồn cung ứng công nghệ cho DN hầu hết thông qua bạn bè, quảng cáo trên tivi, thị trường KHCN và khách hàng đến chào tại công ty. Đối với thực trạng đầu tư phần mềm/ nguồn lực con người cho KHCN của DN, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trình độ và thâm niên của lãnh đạo DN khá cao, trình độ quản lý KHCN của lãnh đạo DN trên mức trung bình. DN đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị. Trình độ và thâm niên của nhân viên phụ trách KHCN khá tốt. Đối với những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng KHCN vào SXKD, kết quả ước lượng chỉ ra rằng các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ứng dụng KHCN của DN ở cả 3 lĩnh vực hoạt động là: Tổng nguồn vốn, đầu tư cơ bản, số năm hoạt động, tuổi thọ máy móc thiệt bị (MMTB), trình độ lãnh đạo, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm (CLSP), tăng cạnh tranh và hỗ trợ của chính phủ. Các yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư KHCN vào SXKD của các DN ở cả 3 lĩnh vực hoạt động là: Đầu tư KHCN, đầu tư công nghệ thông tin, sử dụng Internet cho hoạt động kinh doanh, nguồn vốn đầu tư cho KHCN, thâm niên lãnh đạo, giới tính lãnh đạo, thâm niên của nhân viên phụ trách KHCN, hỗ trợ của Chính phủ và thị trường tiêu thụ.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: