Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ đốt và mô hình xử lý ô nhiễm từ khói lò than thiêu kết

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Viện công nghệ hóa học
- Địa chỉ : Số 01, đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại số : 0838228041 ; fax : 0838293889.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Chủ nhiệm đề tài : Tăng Bá Quang.
- Học vị : Thạc sĩ.

- Chức vụ : P. Trưởng phòng.
- Mobile : 0913906033.
- Email : quangtangba@yahoo.com

Người tham gia

- Bùi Quang Cư- TS Hóa học - Viện công nghệ hóa học
- Bùi Quang Minh - TS Môi trường - Viện công nghệ hóa học
- Hà Phương Nam - KS Môi trường - Viện công nghệ hóa học
- Đỗ Đình Tuấn - KS Hóa học - Viện công nghệ hóa học
- Nguyễn Duy Linh - Ths Hóa học - Viện công nghệ hóa học
- Nguyễn Lệ Như Sa - KS Môi trường -Viện công nghệ hóa học
- Phan Ngọc Thủy Tiên - KS Môi trường - Viện công nghệ hóa học
- Nguyễn Lê Kim Phụng - Ths Hóa học - Viện công nghệ hóa học
- Bùi Minh Tuấn - KS - Phó bí thư - Thành ủy Bến Tre

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ đốt than thiêu kết ít ô nhiễm môi trường.
+ Nghiên cứu công nghệ xử lý khói thải phù hợp với quy mô hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1 : Khảo sát và thu mẫu tại cơ sở sản xuất than thiêu kết sẽ triển khai
+ Tổ chức khảo sát và thu mẫu tại 01 cơ sở sản xuất than thiêu kết sẽ triển khai ứng dụng với các chỉ tiêu về kiểu dáng lò, quy trình sản xuất, quy mô công suất, nhân công, khoảng cách dân cư, hiện trạng xử lý,.....
+ Nghiên cứu và đánh giá quy trình đốt than hiện hữu.
+ Kết hợp thu mẫu, phân tích thành phần khí thải, không khí xung quanh. Các chỉ tiêu phân tích CO, NOx, bụi, THC, formal dehyde.
Nội dung 2 : Nghiên cứu quy trình công nghệ đốt than thiêu kết ít gây ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý khói thải phù hợp
+ Thử nghiệm quy mô pilot mô hình lò than thiêu kết xác định điều kiện tối ưu về nhiệt độ và thời gian lưu làm cơ sở thiết kế mô hình thực nghiệm.
Các vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở bản chất quá trình thiêu kết :
- Khoảng nhiệt độ tối ưu cho quá trình thiêu kết.
- Thời gian lưu tối ưu của vùng thiêu kết.
- Xác định phương trình động học của lò.
- Đánh giá các tác động tới chất lượng, năng suất và hiệu suất thu hồi sản phẩm.
+ Nghiên cứu công nghệ làm nguội khói thải và đốt khói thải :
Các vấn đề cần nghiên cứu :
- Khả năng trao đổi nhiệt với nước hoặc không khí.
- Khả năng cháy của thành phần khói thải sau khi làm nguội.
- Phương pháp đốt khói thải sau khi làm nguội.
Nội dung 3 : Triển khai mô hình thực nghiệm xử lý ô nhiễm từ khói thải lò than thiêu kết
Xây dựng thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh :
- Tính toán, thiết kế, chế tạo, gia công thiết bị, lắp đặt mô hình thực nghiệm xử lý ô nhiễm từ khói lò than thiêu kết.
- Vận hành mô hình thực nghiệm và hiệu chỉnh công nghệ xử lý theo các chế độ khác nhau.
- Lấy mẫu phân tích chất lượng khói thải sau khi xử lý.
Nội dung 4 : Phổ biến nhân rộng mô hình xử lý ô nhiễm từ khói thải lò than thiêu kết
+ Hoàn thiện các thông số kỹ thuật đầu vào, đầu ra tương thích với các lò than thiêu kết khác nhau.
+ Tổ chức tập huấn, thông tin và hội thảo.

Kết quả thực hiện:
Đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ đốt và mô hình xử lý ô nhiễm từ khói lò than thiêu kết” do Viện Công nghệ Hóa học thực hiện từ tháng 9/2011 – 9/2013 đã được thực hiện theo đúng đề cương phê duyệt. Đề tài đã nghiên cứu và cải thiện công nghệ đốt than thiêu kết theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường, đồng thời kết nối với công nghệ xử lý triệt để ô nhiễm từ khói thải lò than. Kết quả của đề tài mang lại cả hiệu quả về môi trường và kinh tế cho các cơ sở sản xuất, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu đăng ký theo đề tài là nghiên cứu quy trình công nghệ đốt than thiêu kết ít ô nhiễm môi trường và nghiên cứu công nghệ xử lý khói thải phù hợp với quy mô hiện có, đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đề tài đã nghiên cứu chuyên sâu về quá trình đốt than thiêu kết, đã xác định được động học của quá trình chuyển hóa gáo dừa thành than theo phản ứng bậc 1 với thời gian chuyển hóa tối ưu là 1 ± 30 phút, tại nhiệt độ là 400 ± 250C. Công nghệ xử lý khói thải phù hợp là làm nguội khói thải, tách hơi ẩm và đốt cháy hoàn toàn khói thải. Khói thải sau khi tách ẩm có nhiệt lượng cao, đủ khả năng tự cháy như khí đốt nghèo.
Đề tài đã triển khai mô hình thực nghiệm tại cơ sở than thiêu kết Trần Văn Quang (xã Lương Phú, huyện Giồng trôm, tỉnh Bến Tre). Công suất lò thực nghiệm là 2 tấn than/mẻ và hệ thống xử lý khói thải tương ứng. Kết quả vận hành lò thực nghiệm tiêu thụ là 2,39 tấn gáo dừa/tấn than, sản lượng than thu hồi cao hơn các lò truyền thống là 14,6%, chất lượng than tốt, hiệu quả kinh tế gia tăng khoảng 2.000.000 đ/mẻ lò, thời gian hoàn vốn là 30 chu kỳ lò và thu được lượng khí đốt nghèo là 18.000 Nm3/mẻ lò (tương đương với khoảng 6.000 Kwh điện năng). Hệ thống xử lý khói thải đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: