Cải tiến quy trình nhân sinh khối một số loài tảo làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bến Tre

- Địa chỉ: Ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến tre

- Điện thoại: 02753860345

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Học và tên: Bùi Thị Ngọc Trinh

- Giới tính: Nữ

- Chức danh khoa học: Kỹ sư

- Điện thoại: 0913894607

Người tham gia

- KS. Bùi Thị Ngọc Trinh - Trung tâm NN UDCNC - Chủ nhiệm đề tài
- CN. Bùi Thị Thanh Nhàn - Trung tâm NN UDCNC - Thư kí đề tài
- KS. Lê Văn Trung - Trung tâm NN UDCNC - Cán bộ thực hiện
- KS. Phan Tấn Cường - Trung tâm NN UDCNC - Cán bộ thực hiện
- Dương Minh Triết - Trung tâm NN UDCNC - Cán bộ thực hiện
- Võ Thị Thùy Trang - Trung tâm NN UDCNC - Kế toán đề tài
- KS. Trần Thị Hương Liên - Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Cán bộ thực hiện
- Ths. Huỳnh Tấn Đạt - Sở Nông nghiệp và PTNT - Cán bộ thực hiện
- Ths. Trần Ngọc Phụng - Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản - Cán bộ thực hiện
- KS. Cao Hải Đảo - Chi cục Thủy sản - Cán bộ thực hiện

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Đánh giá hiệu quả của các hệ thống nuôi (hệ thống xô nhựa 120 L, hệ thống nuôi dạng ống, hệ thống raceway) nhằm tìm ra hệ thống nuôi đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
- Xác định mật độ ban đầu thích hợp với từng loài tảo.
- Hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối 3 loài tảo Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp. Isochrysis galbana

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nghiên cứu nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp., Isochrysis galbana ngoài trời trong 3 hệ thống khác nhau: 1) xô nhựa 120 L; 2) hệ thống raceway và 3) hệ thống kín phản ứng quang sinh học dạng ống, với thể tích mỗi hệ thống là 100 L có sục khí liên tục, độ mặn 30‰, môi trường nuôi cấy F2, ở các mật độ tảo nuôi cấy ban đầu khác nhau; nhằm tìm ra được hệ thống nuôi đạt hiệu quả cao; lựa chọn mật độ ban đầu thích hợp cho từng loài tảo với 4 nội dung đã được thực hiện.
Nội dung 1
khảo sát quá trình nhân giống tảo sơ cấp trong phòng thí nghiệm nhằn tối ưu hóa phương pháp nhân giống tảo phục vụ các nội dung tiếp theo.
Nội dung 2
Thử nghiệm nhân sinh khối ba loài tảo trong các hệ thống khác nhau với 3 thí nghiệm (1, 2, 3). Mỗi thí nghiệm được thực hiện trong cùng một điều kiện ở 3 hệ thống nêu trên đối với 3 loài tảo khác nhau Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp.Isochrysisgalbana với mật độ ban đầu lần lượt là 8 x 106, 1x 106 và 2 X106 tb/mL. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tảo Nannochloropsis oculata không khác biệt (p>0,05) về sự phát triển của quần thể tảo giữa các hệ thống nuôi khác nhau. Tảo Chaetoceros sp. phát triển có sai khác (p<0,05) về sự phát triển của quần thể tảo giữa các hệ thống nuôi khác nhau và tảo Isochrysis galbana phát triển không khác biệt (P>0,05) về sự phát triển của quần thể tảo giữa các hệ thống nuôi khác nhau.
Nội dung 3
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu đến sinh trưởng và phát triển của 3 loài tảo gồm 3 thí nghiệm (4, 5 và 6). Thí nghiệm này tìm hiểu ảnh hưởng của 3 mật độ ban đầu khác nhau ((6; 8 và 10 X 106 tb/mL); (0,5; 1 và 1,5 X 106 tb/mL) và (1,5; 2 và 2,5X 106 tb/mL)) lần lượt đối với sự phát triển của 3 loài tảo Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp.Isochrysis galbana. Kết quả tảo Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống kín phản ứng quang sinh học dạng ống phát triển có sai khác (p<0,05) so với ba mật độ ban đầu. Tảo Chaetoceros sp. phát triển không khác biệt (p>0,5). Tảo Isochrysisg albana phát triển không khác biệt (p>0,5). Cuối cùng nghiên cứu đã tìm ra được qui trình nuôi sinh khối 3 loài tảo nói trên để áp dụng vào trong thực tế sản xuất tại địa phương là nội dung cuối của nghiên cứu.

Kết quả thực hiện:
- Nhân sinh khối ba loài tảo trong các hệ thống khác nhau với môi trường dinh dưỡng F2, độ mặn 30‰. Kết quả: tảo Nannochloropsis oculata; Chaetoceros sp.; Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống dạng ống có thời gian đạt cực đại sớm hơn, số lượng tế bào đạt cực đại nhiều và sự tàn lụi diễn ra ổn định hơn hệ thống xô nhựa 120L và hệ thống raceway.
- Ảnh hưởng của các mật độ ban đầu khác nhau lên sự phát triển của tảo với môi trường dinh dưỡng F2, độ mặn 30‰. Kết quả: Tảo Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống dạng ống với mật độ ban đầu 8 x 106 tb/mL thì tảo phát triển và sự tàn lụi diễn ra ổn định hơn so với mật độ 6 và 10 x 106 tb/mL. Tảo Chaetoceros sp. nuôi trong hệ thống dạng ống với mật độ ban đầu 1 x 106 tb/mL thì tảo phát triển và sự tàn lụi diễn ra ổn định hơn so với mật độ 0,5 và 1,5 x 106 tb/mL. Tảo Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống dạng ống với mật độ ban đầu 2 x 106 tb/mL thì tảo phát triển và sự tàn lụi diễn ra ổn định hơn so với mật độ 1,5 và 2,5 x 106 tb/mL.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: