Nghiên cứu chế biến khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (Fermented Total Mixed Ration-FRMR) cho bò thịt từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng CNC Bến Tre.

- Địa chỉ: Hương lộ 173, ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 02753860345.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông: Nguyễn Quốc Trung.

- Trình độ học vấn: 12/12

- Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng CNC Bến Tre.

- Chức danh khoa học: Bác sĩ thú y.

- Điện thoại: 02753860345.

- Email: trung.nguyenquoc92@gmail.com

ốc Trung tâm Nông
ệ th
Người tham gia

1. BSTY Nguyễn Quốc Trung.
2. TS Đoàn Đức Vũ.
3. KS Phạm Hữu Tài.
4. BSTY Ngô Hoàng Khanh.
5. BSTY Nguyễn Thị Biết.
6. ThS Phan Trung Nghĩa.
7. KS Nguyễn Phúc Hiệp.
8. KS Nguyễn Thị Thủy Tiên.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Dự trữ được nguồn nguyên liệu mau hỏng sẵn có ở địa phương để làm thức ăn cho quá trình chăn nuôi trong thời gian khan hiếm nguồn thức ăn chính (rơm, cỏ, thân bắp, ...) vừa tạo nguồn thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt một cách hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng (trên 10% giá trị năng lượng trao đổi ME) nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương thông qua việc sử dụng để sản xuất khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (FTMR - Fermented Total Mixed Ration) cho bò thịt trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế (trên 10% lợi nhuận) trong chăn nuôi bò thịt ở địa phương trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua việc sử dụng FTMR.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1: Đánh giá thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng nguồn nguyên liệu ở địa phương
Nội dung 2: Xây dựng công thức FTMR
Nội dung 3: Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất in vitro
Nội dung 4: Thí nghiệm nuôi dưỡng trong điều kiện thực tế nông hộ
Nội dung 5: Hội thảo đánh giá hiệu quả sử dụng quy trình sản xuất FTMR và tập huấn

Kết quả thực hiện:
Từ nghiên cứu ban đầu cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng một số chính phẩm và phụ phẩm của cây trồng để sản xuất khẩu phần thức ăn ủ chua làm thức ăn cho bò và để dự trữ.
Thí nghiệm, đánh giá 8 loại nguyên liệu như cỏ lông tây, cỏ voi, cỏ mật, thân bắp, cám gạo, bột bắp, bánh dầu dừa và rỉ mật, đồng thời xây dựng 18 công thức và chọn được 3 công thức cho giai đoạn nuôi bò sinh trưởng (công thức 1: 94% cỏ Lông Tây + 5% bột bắp + 1% khô dầu dừa; công thức 4: 96% cỏ Voi + 2% bột bắp + 1% rỉ mật + 1% khô dầu dừa; công thức 5: 98% cỏ Voi + 1% cám gạo + 1% khô dầu dừa) và 3 công thức cho giai đoạn nuôi vỗ béo (công thức 10: 83% cỏ Lông tây + 11% bột bắp + 6% khô dầu dừa; công thức 13: 83% cỏ Voi + 2% bột bắp + 3% cám gạo + 2% rỉ mật + 10% khô dầu dừa; công thức 16: 89% thân bắp + 2% bột bắp + 9% khô dầu dừa). Kết quả chọn công thức 4 cho giai đoạn sinh trưởng và công thức 13 cho giai đoạn vỗ béo để bố trí thí nghiệm.
Kết quả thực nghiệm bò giai đoạn sinh trưởng tại nông hộ cho thấy chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng ở nghiệm thứ 1 thấp hơn nghiệm thức 2 và 3 lần lượt là thấp hơn là 15.500; 15.700; 17.100 đồng/kg nhưng khả năng trọng ở nghiệm thức 3 là cao nhất 842g/con/ngày kế đến là nghiệm thức 2 và 1 lần lượt là 783; 669g/con/ngày. Bò giai đoạn vỗ béo tương tự bò giai đoạn sinh trưởng bò ở nghiệm thức 3 tăng trọng cao nhất 1.689g/con/ngày kế đến là nghiệm thức 2 và 1 lần lượt là 1.544; 1.497g/con/ngày. Từ đó cho thấy sử dụng thức ăn nghiệm thức 3 có tăng trọng cao và đạt hiệu quả hơn 2 nghiệm thức còn lại.
Kết quả đề tài cho thấy việc sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men cho bò thịt có hiệu quả về kinh tế cũng như việc dự trữ thức ăn dư thừa trong mùa mưa.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: