Nghiên cứu giải pháp xây dựng thương hiệu làm công cụ Marketing các sản phẩm chủ lực và du lịch tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Công ty TNHH Tin học - Thương mại - Công nghệ và Tư vấn ICT
- Điện thoại: 02439424743    
- Fax: 0439422358
- E-mail: ictcom@vnn.vn
- Website: http://ictco.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Quốc Hùng

- Trình độ học vấn: 12/12

- Chức danh khoa học: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

- Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0913210362

- Email: hunglq@ictco.vn

Người tham gia

- Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Lê Quốc Hùng - Công ty tư vấn ICT - Chủ nhiệm đề tài
- Thạc sĩ Kinh tế - Phát triển Lê Duy Anh - Công ty tư vấn ICT - Thư ký
- Tiến sĩ Nguyễn Danh Thuận - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Môi trường - Thành viên chính
- Stephen Kreppel - Công ty tư vấn TNC  - Thành viên chính
- Marie-Stella - Công ty tư vấn TNC - Thành viên
- Nguyễn Đình Nhã - Sở Công thương tỉnh Bến Tre - Thành viên
- Nguyễn Thị Quỳnh - ICT - Thành viên
- Lê Thu Quỳnh - ICT - Nhân viên hỗ trợ

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Đánh giá được hiện trạng, chỉ rõ cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm chủ lực và du lịch của tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2015- 2020
Xác định được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế so sánh trong lĩnh vực du lịch và sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
Đề xuất được kế hoạch sơ bộ xây dựng và phát triển thương hiệu mang ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh và xu thế của thị trường.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Chính quyền địa phương: Đánh giá thực trạng và quan điểm tầm nhìn của Tỉnh đối với từng ngành và biện pháp đạt được tầm nhìn này bằng cách nào?   
Doanh nghiệp: Hiểu biết đầy đủ về các loại cây trồng, xét về số lượng và các đặc điểm cụ thể - lịch sử phát triển, các điểm mạnh, điểm yếu, và khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm nuôi trồng hoặc tự nhiên
Các sản phẩm của Bến Tre so với các sản phẩm tương đương ở các tỉnh khác của Việt Nam, ở các vùng khác của đồng bằng châu thổ và các quốc gia Đông Nam Á khác như thế nào?   
Khách du lịch: Đánh giá sự hiểu biết của du khách quốc tế về Bến Tre trên một số thông tin như: Vị trí? dân số? Sản phẩm dừa? các địa điểm du lịch nổi tiếng?
Thị trường: Xu hướng và biến động, cơ hội thách thức  

Kết quả thực hiện:
Một là, khảo sát các đối tượng liên quan bao gồm doanh nghiệp và nhóm người tiêu dùng tiềm năng (khách hàng), chính quyền địa phương;
Hai là, nghiên cứu đã đánh giá chi tiết tiềm năng các sản phẩm xuất khẩu chủ lực cũng như tiềm năng ngành du lịch của tỉnh dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, qua đó, đánh giá được hiện trạng, chỉ rõ cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm chủ lực và Du lịch của tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2015- 2020;
Ba là, phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội thách thức (SWOT) đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực cũng như ngành du lịch của tỉnh;
Bốn là, Dự thảo kế hoạch hành động sơ bộ phù hợp với lợi thế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập để thúc đẩy thương hiệu và phát triển các sản phẩm chủ lực và du lịch tỉnh Bến Tre, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh và xu thế của thị trường;

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: