Điều tra khảo sát đánh giá khả năng sử dụng và phục hồi vùng đất bị mặn do nuôi trồng thuỷ sản không hiệu quả 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Đề xuất các hướng canh tác hợp lý

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Họ và tên thủ trưởng: Ông Hà Thanh Toàn
Địa chỉ: Khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 02923830604
Website: https://www.ctu.edu.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

Họ và tên: Ông Lê Việt Dũng        
Giới tính:Nam
Trình độ học vấn: Tiến sĩ                     
Chức danh khoa học: Phó Giáo sư
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Điện thoại:  02923687666 

Người tham gia

PGS. TS Lê Việt Dũng       

PGS.TS. Lê Văn Khoa
PGS.TS. Võ Quang Minh
PGS.TS. Nguyễn Duy Cần
PGS.TS. Dương Nhựt Long

PGS.TS. Lê Văn Hòa

TS. Nguyễn Văn Hớn

PGS. TS. Phạm Thanh Vũ

TS. Huỳnh Thị Thu Hương

ThS. Nguyễn Hà Mi

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Đánh giá khả năng sử dụng các vùng đất bị mặn do nuôi trồng thủy sản không hiệu quả và đề xuất mô hình canh tác hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế cho 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở 3 huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) tỉnh Bến Tre;
- Xác định vùng đất bị mặn do nuôi trồng thủy sản không hiệu quả;
- Đề xuất xây dựng, chuyển đổi mô hình canh tác phù hợp cho vùng nghiên cứu.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Đề tài thực hiện đánh giá lại hiện trạng sử dụng đất tại 03 huyện ven biển nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến các hệ thống canh tác, xác định các mô hình có triển vọng và phạm vi ứng dụng cho vùng sản xuất không hiệu quả này, đề xuất được giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững, đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân.
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Xác định vùng đất bị mặn do nuôi trồng thủy sản không hiệu quả
Nội dung 2: Xây dựng mô hình canh tác phù hợp cho 03 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre

Kết quả thực hiện:
- Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp tại 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre cho thấy có 93.129 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích canh tác lúa và thủy sản là chủ yếu, gồm lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ, chuyên canh tôm, tôm kết hợp thủy sản. Diện tích dừa chiếm chủ yếu trong diện tích cây ăn trái trên địa bàn 3 huyện, và đang phát triển mô hình canh tác dừa kết hợp tôm càng xanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và kinh tế nông hộ.
- Kết quả đánh giá các yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu cho thấy các mô hình sử dụng đất ven biển tỉnh Bến Tre chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau và cả về mức độ tác động. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất đối với các kiểu sử dụng đất, các nhóm yếu tố về xã hội và môi trường chưa tác động nhiều đến sử dụng đất ở địa phương.
- Có tổng cộng 5 lớp bản đồ đơn tính thành lập nên 20 đơn vị đất đai cho vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Từ kết quả này đã tổng hợp và thành lập nên 7 vùng thích nghi cho 11 kiểu sử dụng đất chính (lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ, chuyên màu, lúa - tôm sú, dừa - tôm càng xanh, chuyên dừa, chuyên muối, cây ăn trái, thủy sản lợ, mặn và tôm - rừng) thuộc vùng nghiên cứu. Đây là nền tảng khoa học cơ bản giúp các nhà quản lý định hướng sự phát triển nông nghiệp tại 3 huyện thuộc vùng nghiên cứu.
- Trên cơ sở thích nghi tự nhiên nghiên cứu đã xây dựng được 08 vùng thích nghi về điều kiện kinh tế (lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn) cho 11 kiểu sử dụng đất chính tại 03 huyện vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Kết quả thực nghiệm xây dựng các mô hình sản xuất thủy sản và nông nghiệp kết hợp mang lại hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như sau:
- Việc tổ chức thực hiện, chăm sóc và quản lý mô hình có nhiều điều kiện thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhưng thiếu thông tin kỹ thuật, năng lực thực hiện, xây dựng, phát triển các mô hình mới vẫn còn nhiều hạn chế.
- Các yếu tố về chất lượng đất, nước trong các mô hình nuôi thủy sản ở các địa phương của 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre đều nằm trong giới hạn không gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển.
- Thực nghiệm với 2 loại mô hình sản xuất thủy sản - nông nghiệp kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Lợi nhuận đạt được cao hơn so với các mô hình sản xuất truyền thống.
Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa kết hợp với nuôi bò và trồng cỏ: Trọng lượng của tôm càng xanh trong các mương vườn dừa từ 55,85 - 58,96 g/con,
năng suất tôm nuôi đạt từ 532,5 - 1.060 kg/ha, tỷ lệ sống từ 25,5 - 41,7%, lợi nhuận (2 vụ) từ 30,0 - 60,5 triệu đồng/năm. Lợi nhuận từ dừa 30,0 - 60,0 triệu đồng/năm, lợi nhuận từ bò và dê 30 - 50 triệu đồng/năm, tôm thẻ (2 vụ) 150 - 160 triệu đồng/năm. Tổng lợi nhuận của mô hình kết hợp là 170,5 - 278,0 triệu đồng/ha/năm, với tỷ suất lợi nhuận đạt rất cao 351,5 - 489,1%.
Mô hình canh tác luân canh giữa tôm sú trong mùa khô và lúa tôm càng xanh trong mùa mưa: Ztrojng lượng của tôm càng xanh từ 32,62 - 35,33 g/con, tôm sú từ 37,42 - 40,74 g/con. Năng suất tôm càng xanh đạt từ 225 - 260 kg/ha, tôm sú từ 240 - 310 kg/ha. Tỷ lệ sống tôm càng xanh từ 20 - 21,3%, tôm sú từ 24,5 - 29,2%. Lợi nhuận tôm càng xanh từ 13,0 - 17,0 triệu đồng/ha, tôm sú từ 15,6 - 39,47 triệu đồng/ha. Năng suất lúa ÒM 1352 là 480 kg/ha, lúa Nàng Cá là 450 kg/ha, IR 50404 là 540 kg/ha. Lợi nhuận từ lúa 17,5 - 19,6 triệu đồng/ha. Tổng lợi nhuận của mô hình kết hợp là 51,2 - 76,1 triệu đồng/ha/năm, với tỷ suất lợi nhuận từ 121,4 - 171,7%.
- Đã tổ chức được 06 hội thảo đầu bờ kết hợp tập huấn kỹ thuật canh tác tổng hợp các đối tượng như tôm càng xanh + (tôm thẻ) + dừa + bò + cỏ và tôm càng xanh + lúa + tôm sú, thu hút trên 180 nông dân và cán bộ cơ sở tham gia. Mỗi huyện (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) tổ chức 2 lớp, với mức độ người dân hiểu và đồng tình rất cao.
- Nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp về giống, tổ chức sản xuất, giải pháp thị trường và giải pháp về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao, phát huy tiềm năng và khắc phục những hạn chế cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn 03 huyện tỉnh Bến Tre.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: