Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)
- Họ và tên thủ trưởng: PGS.TS Bùi Anh Thủy
- Địa chỉ: 1018 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
- Điện thoại: 02838837814 
- Website: www.ldxh.edu.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Đỗ Thị Hoa Liên                 
- Giới tính: Nữ
- Trình độ học vấn: Tiến sĩ                         
- Chức vụ: Phụ trách khoa Quản trị kinh doanh    
- Điện thoại:  0903861927
- E-mail: dohoalien@yahoo.com.vn

Người tham gia

- TS. Đinh Kiệm

- ThS. Bùi Thị Oanh
- ThS. Hoàng Võ Hằng Phương
- ThS. Lê Thị Toàn

- ThS. Lã Văn Đoàn

- ThS. Hồ Trần Quốc Hải

- ThS. Trương  Hoàng Chinh

- ThS. Nguyễn Văn Mến
- ThS. Nguyễn Phúc Linh

- CN. Dương Thị Ngọc Trà

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Xác định các giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên tình Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp của các quốc gia và một số địa phương trong nước và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Bến Tre;
Phân tích thực trạng hoạt động khởi nghiệp và hệ thống cơ chế, chính sách tác động đến hoạt động khởi nghiệp ở thanh niên Bến Tre;
Đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bến Tre;
Xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Bến Tre;
Đề xuất các chương trình hành động cụ thể, các chính sách;
Soạn sổ tay khởi nghiệp cho thanh niên Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan.
- Nội dung 2: Đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp và chương trình hành động xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 4: Tổng kết, đánh giá.

Kết quả thực hiện:   
Cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, mặc dù mục tiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận cho chính họ, song họ có thể tạo ra lợi ích cho nhiều người trong xã hội trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, như tạo việc làm mới, tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi mới và tăng năng suất. Sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp như một động lực cho sự tăng trưởng bền vững kinh tế địa phương. Khởi nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc tăng số lượng doanh nghiệp và tăng tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt khi chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức với tầm quan trọng của doanh nhân kỹ thuật số.
Đối với các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là ở giai đoạn mới khởi nghiệp, tiền đầu tư thường được sử dụng để xây dựng sản phẩm/dịch vụ, đầu tư cho công nghệ, cho nghiên cứu thị trường và mức độ rủi ro ở giai đoạn này thường là cao. Với tính chất sử dụng của nguồn vốn, những khó khăn ở tài sản đảm bảo, cũng như mức độ rủi ro cao ở giai đoạn khởi nghiệp nên thanh niên ở Bến Tre khi khởi nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn cá nhân, nguồn tài trợ từ gia đình và quy mô tài trợ này là rất nhỏ. Nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng thương mại, nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm còn rất ít. Như vậy, tiếp cận được nguồn vốn là điều cần thiết đối với các cá nhân, doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp cũng như khi đã đi vào hoạt động. Các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thu hút vốn bằng cách xây dựng các chiến lược từ các công cụ huy động vốn khác nhau để đảm bảo nguồn vốn tài chính cho hoạt động kinh doanh.
Kết quả phân tích các thành phần (thuộc tính) hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre cho thấy, việc phát triển và duy trì các hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh ở địa phương, bao gồm một sự pha trộn phức tạp của văn hóa, thị trường, chính sách và các yếu tố môi trường. Không có công thức chung duy nhất, tuy nhiên, các hệ sinh thái đa dạng cũng có chung đặc điểm. Chúng có thể liên quan đen các đặc điểm như tính trôi chảy hoặc kết nối hoặc chúng có thể liên quan đen các việc xây dựng các chính sách như mạng lưới kết nối, vốn đầu tư hoặc phát triển tài năng. Mặt khác, tất cả các công ty có tiềm năng phát triển là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái địa phương. Các công ty nhỏ và các công ty lớn đều quan trọng đối với một hệ sinh thái. Các công ty nhỏ phát triển nhanh có thể là động lực của sự giàu có và công việc mới, nhưng các công ty lớn giúp tạo điều kiện cho sự thành công và giúp sản sinh ra các the hệ tài năng kinh doanh mới. Do đó, hoạch định chính sách xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp cần chú ý xây dựng các chiến lược hiệu quả trên cơ sở một viễn cảnh toàn diện, tránh sự tập trung làm cái gì và làm như the nào vào một công ty cụ thể, mà tập trung vào một môi trường rộng lớn, nơi có nhiều công ty hoạt động. Chính sách tốt là chưa đủ, nó phải được kết hợp với các thành phần khác thường liên quan đen văn hóa, lịch sử hoặc truyền thống của địa phương và khuyến khích các nhà lãnh đạo địa phương chú trọng chính sách hơn vào môi trường kinh doanh.
Phát triển khởi nghiệp sẽ mang lại sự phồn thịnh cho mỗi tỉnh, thành phố, mỗi quốc gia, và ngược lại khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thông qua hoàn thiện thể chế và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên. Tỉnh Bến Tre, cần hoàn thiện hạ tầng khởi nghiệp cũng như tăng cường các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời, bản thân thanh niên cũng phải tăng cường năng lực khởi nghiệp, năng lực quản trị và nỗ lực dấn thân cũng như tìm kiếm, xây dựng những mô hình khởi nghiệp sáng tạo.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: