Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Địa chỉ: Khóm II, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: 0753871225.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Phước Toàn.
- Học hàm, học vị: Kỹ sư.

Người tham gia

- CN. Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng văn hóa và thông tin.
- KS. Lê Văn Đơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- CN. Trần Ngọc Hân - Chuyên viên Văn phòng HĐND & UBCN huyện.
- KS. Nguyễn Văn Thạch, Chuyên viên trạm Khuyến nông huyện.
- KS. Lê Đăng Khánh, Chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ông Nguyễn Phương Tiệp, Chuyên viên phòng Văn Hóa và Thông tin huyện.
- Ông Nguyễn Hữu Nhật, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre.
- Bà Ngô Thị Phượng, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre.
- Ông Nguyễn Văn Mến, Chánh văn phòng UBND huyện.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng ở vùng đất Cái Mợn thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhằm khẳng định thương hiệu làng nghề cây giống hoa kiểng Cái Mơn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đất Cái Mơn. Mô tả quá trình hình thành cũng như phát triển của nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn qua từng thời kỳ, tổng kết kinh nghiệm sản xuất giống hoa kiểng của người dân Cái Mơn, qua đó tôn vinh các nghệ nhân đã và đang bồi đắp cho thương hiệu cây giống, hoa kiểng, đồng thời đúc kết kinh nghiệm, sáng kiến phổ biến cho nông dân áp dụng, từng bước xây dựng làng nghề ngày càng phát triển hơn.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nghiên cứu quá trình hình thành nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Cái Mơn, xác định thời điểm hình thành và quá trình phát triển
- Nghiên cứu nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng ở Cái Mơn, những kinh nghiệm của nông dân và việc áp dụng Khoa học và Công nghệ vào sản xuất, những sản phẩm mang thương hiệu Cái Mơn, những nghệ nhân và chủ vườn tiêu biểu.

• Kết quả thực hiện:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nghề sản xuất cây giống bắt đầu hình thành năm 1852. Giai đoạn từ năm 1852 đến 1937 việc nhân giống chủ yếu bằng hạt; giai đoạn từ năm 1937 đến năm 1990 người dân nơi đây đã biết áp dụng phương pháp chiết ghép (bo da), cả hai giai đoạn trên nghề sản xuất cây giống chưa phát triển mạnh, chủ yếu sản xuất cây giống để làm vườn tại nhà, tặng, cho hoặc trao đổi. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay nghề sản xuất cây giống phát triển mạnh, từ phương pháp ban đầu là từ ghép bo da, người dân đã cải tiến ghép cành, ghép mắt, ghép đọt.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: