Giải pháp và chính sách phát triển ngành kinh tế thế mạnh và tiềm năng tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

- Địa chỉ: Số 59C, đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 0838448222.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Trọng Hoài.

- Học hàm, học vị: PGS.TS.

- Địa chỉ: Đại học kinh tế TPHCM, Số 59C, đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Người tham gia

- TS. Huỳnh Thanh Điền, Trường ĐH kinh tế TPHCM.

- ThS. Nguyễn Ngọc Danh, Trường ĐH kinh tế TPHCM.

- TS. Trần Tiến Khai, Trường ĐH kinh tế TPHCM.

- TS. Nguyễn Tấn Khuyên,Trường ĐH kinh tế TPHCM.

- ThS. Trương Thanh Vũ, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- NCS. Lương Vinh Quốc Huy, NCS University College Dublin

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Thực trạng phát triển kinh tế Bến Tre trong mối tương quan với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhận diện ngành - sản phẩm thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Bến Tre.
- Phân tích SWOT các ngành thế mạnh và tiềm năng của Tỉnh.
- Giải pháp phát triển các ngành thế mạnh và tiềm năng.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Xác định các ngành kinh tế thế mạnh và ngành kinh tế tiềm năng của tỉnh Bến Tre trong bối cảnh lợi thế so sánh với các tỉnh thuộc ĐBSCL trong giai đoạn 2011-2015.
- Đưa ra các giải pháp/chính sách phát triển kinh tế các ngành kinh tế ưu tiên tại Bến Tre trong bối cảnh lợi thế so sánh của các tỉnh thuộc ĐBSCL trong giai đoạn 2011-2015.

• Kết quả thực hiện:
Với tiềm năng về kinh tế vườn, kinh tế biển, trong giai đoạn 2013-2015 tỉnh xác định một số ngành thế mạnh và tiềm năng để tập trung phát triển, đó là: dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa, cây ăn trái, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, công nghiệp phụ trợ cho các ngành may mặc, giày dép, linh kiện ô tô.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: