Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopoae ở quy mô nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopoae trừ rầy nâu hại lúa tại 4 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Giống Trôm tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre.

- Địa chỉ: Số 415A, đường Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 0753827522.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Văn Khê.

- Học hàm, học vị: Cử nhân.

- Địa chỉ: Số 415A, đường Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 0753814597.

Người tham gia

- CN Lê Văn Khê - P.GĐ Sở KH&CN.

- KS. Huỳnh Cao Thọ - GĐ TTƯD TB KHCN.

- CN. Võ Thị Thanh Hà - P.GĐ TTƯD TB KHCN.

- CN. Phan Đông Nghi - Kế toán - TTƯD TB KHCN.

- CN. Nguyễn Xuân Lãm - P.TP CNSH- TTƯD TB KHCN.

- CN. Nguyễn Thị Huỳnh Nga - CV.PCNSH-TTƯD TB KHCN.

- KS. Hồ Thị Kiều Oanh - CV.PCNSH-TTƯD TB KHCN.

- KS. Võ Thanh Truyền - CV.PCNSH-TTƯD TB KHCN.

- KS. Nguyễn Công Đức - CV - Chi cục BVTV.

- PGS. TS Trần Văn Hai - Trưởng bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường ĐH Cần Thơ.

- ThS. Trịnh Thị Xuân - Cán bộ bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường ĐH Cần Thơ.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung:
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất nguồn nấm xanh M.a (nấm đầu dòng) và phương pháp sử dụng nấm xanh M.a của trường Đại học Cần Thơ cho một số nông hộ ở 4 huyện trồng lúa trọng điểm của tỉnh Bến Tre để quản lý rầy nâu, bệnh vàng  lùn - lùn xoắn lá một cách hiệu quả và bền vững.
+ Hình thành mạng lưới cộng đồng tham gia nhân nuôi nấm có ích để phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tiếp nhận quy trình sản xuất nấm nguồn (nấm xanh M.a), số lượng 05 cán bộ của 02 đơn vị: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN và Chi cục Bảo vệ Thực vật.
+ Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất nhanh nấm xanh M.a cho 120 hộ nông dân tại 4 huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú, (mỗi huyện có 30 hộ).
+ Xây dựng mô hình thực nghiệm ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a phòng trừ rầy nâu hại lúa cho 12 điểm (3 điểm/huyện, mỗi điểm có diện tích 02 ha, tổng cộng có 24 ha), kết quả: mỗi điểm giảm chi phí thuốc trừ sâu từ 500.000 đ- 600.000 đ/ha so với đối chứng (không sử dụng nấm xanh).
+ Xây dựng mô hình nhân rộng ứng dụng nấm xanh M.a phòng trừ rầy nâu hại lúa cho 100 điểm (25 điểm/huyện, mỗi điểm có diện tích 02 ha, tổng cộng có 200 ha nhân rộng), kết quả: mỗi điểm giảm chi phí thuốc trừ sâu từ 500.000 đ-600.000 đ/ha so với đối chứng (không sử dụng nấm xanh).
+ Đào tạo, tập huấn: tổ chức 08 lớp tập huấn ứng dụng nấm xanh  M.a  phòng trừ rầy nâu hại lúa cho nông dân 4 huyện tham gia dự án với 320 nông dân tham gia (40 người/lớp).

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất nấm nguồn (nấm xanh M.a).
- Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh nấm xanh M.a.
- Xây dựng mô hình thực nghiệm ứng dụng nấm xanh M.a.
- Nhân rộng điểm ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a

Kết quả thực hiện:
- 05 cán bộ tiếp nhận tốt quy trình sản xuất nấm nguồn, các cán bộ tham gia nắm vững quy trình, có khả năng sản xuất ra chế phẩm nấm xanh M.a chất lượng tốt, hoạt lực kháng rầy nâu cao, dùng chế phẩm nấm xanh này sẽ giảm chi phí dùng thuốc trừ sâu từ 500.000đ - 600.000đ/ha so với đối chứng.
- Nông dân tham gia nắm vững được quy trình, có khả năng sản xuất ra chế phẩm có chất lượng tốt, hoạt lực kháng rầy nâu cao, dùng chế phẩm nấm xanh này sẽ giảm chi phí dùng thuốc trừ sâu từ 500.000đ - 600.000đ/ha so với đối chứng.
- Có khoảng 200 ha lúa ứng dụng chế phẩm sinh học nấm xanh M.a trừ rầy nâu hại lúa sẽ giảm chi phí dùng thuốc trừ sâu bệnh từ 500.000đ - 600.000đ/ha so với đối chứng.

• Ứng dụng kết quả đề tài
1. Mô tả nội dung ứng dụng:
Sau khi kết thúc Dự án, cơ quan chủ trì đã
- Thử nghiệm sử dụng nấm xanh M.a trên con bọ dừa, bọ vòi voi hại dừa tại huyện Mỏ Cày Nam (Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện). Kết quả sử dụng nấm xanh đã quản lý được dịch hại Bọ dừa, bọ vòi voi trên 65%.
- THử nghiệm sử dụng nấm xanh phòng trừ sâu hại, rầy mềm trên cây hoa kiểng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Triển khai dự án sử dụng nấm xanh M.a để phòng trừ sâu trên cây cải xanh.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm xanh cho cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến tre.
- Tổ chức sản xuất nấm xanh cung cấp cho người dân trong và ngoài tỉnh để tạo nguồn thu cho đơn vị.
2. Kết quả mang lại:
- Kết quả sử dụng nấm xanh:
+ Nấm xanh có khả năng phòng trừ rầy nâu rất cao, hiệu quả của việc phòng đạt trên 90% không xuất hiện rầy, và khi phun xịt nấm xanh rầy nâu bộc phát lại rất chậm, nên chỉ trong 02 lần phun nấm xanh đã cung cấp đủ nguồn nấm phòng trừ rầy nâu cho một vụ lúa.
+ Nấm xanh có hiệu quả tốt trên sâu cuốn lá, sâu keo, khả năng tiêu diệt sâu khoảng trên 85%. Đặc biệt, nấm xanh không ảnh hưởng đến thiên địch như nhện bắt mồi, bọ xít mù xanh, không ảnh huởng đến vịt (mô hình lúa-vịt ở huyện Bình Đại), cá, tôm có trong ruộng lúa.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Hiệu quả kinh tế được thể hiện rất rõ qua số liệu ghi nhận của các huyện, khi người dân sử dụng sản phẩm nấm xanh sẽ giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh trung bình khoảng 746.000 đ/ha/vụ. Với việc giảm chi phí đầu vào không nhỏ đã góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả cho người nông dân, ngoài ra chỉ tiêu này cũng góp phần hoàn thành tốt mục tiêu của dự án là điểm trình diễn giảm chi phí thuốc trừ sâu rầy từ 500.000đ-600.000đ/ha so với đối chứng - không sử dụng nấm xanh.
Phần lớn người dân trong vùng dự án, đặc biệt là những hộ dân có tham gia dự án đã biết sử dụng thuốc sinh học cũng như đã biết đến nấm xanh, hiệu quả của nấm xanh, biết sử dụng nấm xanh phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng như lúa, rau, hoa kiểng,....
- Hiệu quả về môi trường:
Sử dụng nấm xanh Ma để phòng trừ sâu bệnh trên lúa hoặc cây rau màu mang lại nhiều hiệu quả trong đó có hiệu quả về môi trường; trong khi thuốc hóa học với nhiều nhược điểm như giá cao, có thể làm cho sâu rầy kháng thuốc, gây nhiều độc hại cho sức khỏe con người và môi trường, ngoài ra các loại bao bì của thuốc hóa học do người dân sử dụng xong bỏ lại trên đồng ruộng hay dưới kênh rạch gây ô nhiễm không phải là nhỏ; thì nấm xanh M.a là loại nấm sinh học có ích có giá thành rẻ, người dân có thể tự sản xuất nấm tại hộ mình, nấm M.a có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng gây hại như: các loại sâu tơ, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy xanh, rầy mềm, rầy đầu vàng, sùng khoai lang, bọ dừa,... mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.
Qua các lớp tập huấn đã tăng cường kiến thức, ý thức của người nông dân, giúp họ hiểu và ưu tiên sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong đó có nấm xanh M.a nhằm từng bước thay thế các loại thuốc hóa học độc hại vào quá trình sản xuất, bảo vệ sự đa dạng và bền vững của hệ sinh thái đồng ruộng, từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, góp phần hình thành nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: