Nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ khai thác mực bằng câu vàng

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Nha Trang.

- Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

- Điện thoại: 0583831149, Fax: 0583831147.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Hoàng Văn Tính.

- Học hàm, học vị: Tiến sỹ.

- Chức vụ: Giảng viên chính.

- Email: hoangvantinh_bmkt@yahoo.com.vn.

- Điện thoại: 0582471451.

Người tham gia

- TS.GVC Hoàng  Văn Tính - Viện Khoa học và Công nghệ KTTS - Chủ nhiệm đề tài.
- ThS.GVNguyễn Trọng Lương -  Viện Khoa học và Công nghệ KTTS - Thư ký đề tài.
- ThS.GV Vũ Kế Nghiệp - Đại học Nha Trang.
- Th.S GVC Nguyễn Duy Toàn - Viện Khoa học và Công nghệ KTTS.
- TS.GVC Nguyễn Đức Sĩ - Viện Khoa học và Công nghệ KTTS.
- KS. Phan Nhật Thanh - Chi cục Bảo vệ và PTNLTS Bến Tre.
- KS. Nguyễn Hải Bằng - Chi cục Bảo vệ và PTNLTS Bến Tre.
- KS. Nguyễn Tấn Sang - Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre.
- Th.S Nguyễn Như Sơn - Phân Viện NC Hải sản phía Nam.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
- Du nhập vào tỉnh Bến Tre kỹ thuật mới về khai thác mực bằng câu vàng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác gần bờ của tỉnh theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mẫu ngư cụ và quy trình chế tạo ngư cụ khai thác mực bằng câu vàng có hiệu quả cho nghề cá tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng quy trình khai thác mực bằng câu vàng có hiệu quả cho nghề cá tỉnh Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Tìm hiếu nghề khai thác hải sản, nghề câu tay khai thác mực tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 2: Tính toán, thiết kế vàng câu
- Nội dung 3: Xây dựng quy trình và kỹ thuật chế tạo vàng câu.
- Nội dung 4: Nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ, xây dựng quy trình tồ chức sản xuất, kỹ thuật khai thác.

• Kết quả thực hiện:
+ Đánh giá được thực trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bến Tre qua các chỉ số:
+ Cơ cấu đội tàu cá theo nghề, công suất máy chính, địa phương.
+ Sản lượng hải sản khai thác được theo nghề, theo tàu.
+ Lao động khai thác theo nghề.
+ Thực trạng nghề câu mực sử dụng nguồn sáng (Câu tay mực).
+ Tính toán xây dựng mẫu vàng câu khai thác mực với các thông số cơ bản:
+ Chiều dài vàng câu 13.000m, phù hợp với trình độ công nghệ và kỹ năng của thuyền viên tàu thử nghiệm. Vật liệu làm dây triên câu sợi đơn PA, đường kính d = 1,1mm;
+ Số lượng dây thẻo câu là 1000, khoảng cách 2 dây thẻo 13m. Vật liệu làm dây thẻo là sợi đơn PA. Đường kính dây thẻo trên d = 0,9mm, dây thẻo dưới d = 0,55mm.
+ Chiều dài dây thẻo câu là 35m, trong đó dây thẻo trên là 32m, dây thẻo dưới 3m. Nếu đánh ở ngư trường có độ sâu 35m thì rường câu chìm xuống độ sâu H = 34,5m, tương ứng với độ võng của dây theo 1,016, trang bị lực chìm 0,14kg/dây thẻo, lực nổi 1,2kg/phao/dây.
+ Trang bị chì 7 viên/1 dây thẻo, trọng lượng 0,02 kg/viên. Chì dạng hình trống, đúc sẵn, vật liệu Pb.
+ Phao ganh hình trụ làm bằng vật liệu PVC, dài L = 300 mm, chu vi c = 260mm.
+ Khóa xoay trang bị 3 cái/dây thẻo. Cờ báo hiệu 50 dây thẻo/1cờ.
+ Xâv dựng hoàn chỉnh bản vẽ kỹ thuật và bản thông kê vật tư thiết bị của vàng câu.
+ Xây dựng hoàn chỉnh quy trình thi công lắp ráp vàng câu mực hoàn chỉnh với thuyết minh và hình vẽ rõ ràng, cụ thể.
+ Đã thi công lắp ráp hoàn chỉnh vàng câu và đưa vào nghiên cứu thử nghiệm 3 chuyến biển trên tàu vỏ gỗ công suất 150 cv, tại vùng biến Nam Bộ.
+ Xây dựng hoàn chỉnh quy trình tồ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác nghề câu vàng mực hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 3 chuyến biển cho thấy:
+ Sản lượng mực khai thác được của mẫu ngư cụ trang bị 3 khóa xoay/1 dây thẻo cao hơn 1 khóa xoay/1 dây thẻo từ 1,06 - 1,28 lần.
+ Các chuyến biến thử nghiệm đều có lợi nhuận. Bình quân trong 5 chuyến biển thử nghiệm thu nhập của mồi thuyền viên được 8,757 triệu đồng/người/C.Biển
+ Các chuyến biển thử nghiệm cho thấy, tốc độ trôi câu từ 0,51 - 0,56m/s (tương ứng 1,0 - 1,1 HL/h) có sản lượng đánh bắt cao nhất.
+ Tỷ lệ mực nhỏ bị đánh bắt từ 1,2 — 4,2% thấp hơn 15%, đáp ứng quy định quản lý hoạt động khai thác nghề cá Việt Nam về tính chọn lọc ngư cụ.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thế áp dụng rộng rãi cho các địa phương ven biến trong tỉnh có nghề khai thác hải sản.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: