Đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn MSC và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam.

- Địa chỉ: Số 731, đường Lý Thường Kiệt, phường 11, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 0839718563.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Trần Hoài Giang.

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp.

- Email: giangvifep@yahoo.com.vn.

- Điện thoại: 0839718563.

Người tham gia

- ThS. Trần Hoài Giang - Viện KT-QH Thủy sản - Chủ nhiệm đề tài.
- TS. Nguyễn Thanh Tùng - Phân viện QHTS phía Nam.
- ThS. Lê Đức Liêm - Phân viện QHTS phía Nam.
- ThS. Trần Xuân Thành - Phân viện QHTS phía Nam.
- ThS. Huỳnh Kim Anh - Phân viện QHTS phía Nam.
- CN. Phan Thị Thu - Phân viện QHTS phía Nam.

- KS. Nguyễn Văn Buội - Phân viện QHTS phía Nam.

- CN. Trần Xuân Lộc - VP- UBND tỉnh.

- KS. Huỳnh Văn Cung - Chi cục Thủy sản Bến Tre.

- KS. Châu Văn Nhớ - Phân viện QHTS phía Nam.

- Trần Thị Kim Cương - Chi cục NTTS Bến Tre.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá những thuận lợi - khó khăn, phân tích hiệu quả việc áp dụng tiêu chuẩn MSC trong thời gian qua và đưa ra định hướng việc áp dụng tiêu chuẩn này trong thời gian tới tại Bến Tre.
- Nghiên cứu xác định các điều kiện sinh thái môi trường và nguồn lợi nghêu giống (biến động về mùa vụ sinh sản; biến động về bãi đẻ …) và đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, bảo tồn nguồn lợi nghêu giống tự nhiên của Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, thủy văn, dòng chảy, môi trường sinh thái của các khu vực phân bố nguồn lợi nghêu và sự biến động của các đặc điểm này liên quan đến sự biến động nguồn lợi nghêu giống trong vùng nghiên cứu.
- Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi nghêu giống và tình hình kinh tế xã hội đến sự phát triển nguồn lợi nghêu trong vùng nghiên cứu.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các chủ trương, cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương tác động đến nguồn lợi nghêu giống và cộng đồng người dân trong vùng nghiên cứu.
- Nội dung 4: Nghiên cứu, đánh giá những những mặt đạt được, những hạn chế, khó khăn của việc áp dụng tiêu chuẩn MSC trong thời gian qua và đề xuất hướng áp dụng tiêu chuẩn này trong thời gian tới.
- Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi nghêu giống bền vững ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre.

• Kết quả thực hiện:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy từ khi nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC vào năm 2009 và việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chí của bộ tiêu chuẩn MSC đã đem lại những hiệu quả thiết thực đối với việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu của tỉnh thời gian qua. Cụ thể:
- Phương thức khai thác nghêu thủ công và hoạt động theo cơ chế đồng quản lý và đảm bảo tái tạo nguồn lợi đã tạo thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển nguồn lợi nghêu giống, nghêu bố mẹ. Ngoài ra còn sự đảm bảo duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và sự đa dạng của hệ sinh thái thông qua việc sử dụng ngư cụ thủ công, không làm xáo trộn nền đáy ảnh hưởng đến hệ sinh thái và quần xã sinh vật trên bãi nghêu.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn MSC đối với nghêu Bến Tre là một trong những nguyên nhân góp phần tăng diện tích và sản lượng nghêu. Giai đoạn 2009 – 2014, sau khi có chứng nhận MSC: Diện tích nguồn lợi Nghêu giống có xu hướng tăng nhanh và diện tích Nghêu thương phẩm ổn định qua các năm; Sản lượng Nghêu Bến Tre biến động qua các năm và có chiều hướng tăng trở lại sau khi có thương hiệu Nghêu Bến Tre MSC: Năm 2011 đạt 2.671,3 tấn và đến năm 2014 đạt 5.195,1 tấn.
- Hiệu quả môi trường và bảo vệ nguồn lợi: Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ngành thủy sản, chính quyền địa phương và Hợp tác xã nghêu đã giúp nhận thức của người dân về các quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu cũng như bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
- Hiệu quả kinh tế: Mặc dù lợi nhuận chia bình quân cho các xã viên nhìn chung có giảm so với các năm trước do nguyên nhân khách quan khiến nguồn tổng doanh thu giảm, trong khi các khoản chi phí tăng cao, đặc biệt là chi công lao động san thưa hoặc khai thác nghêu tăng; đồng thời do số lượng xã viên tham gia các HTX cũng tăng đáng kể. Nhưng các hợp tác xã nghêu góp phần tạo công văn việc làm cho lao động vùng ven biển, giúp các hộ xã viên tăng thêm thu nhập. Việc áp dụng tiêu chuẩn MSC có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu thụ, xuất khẩu nghêu của tỉnh Bến Tre: tạo dựng uy tín của các sản phẩm nghêu Bến Tre ngày càng mạnh hơn; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp CBXKTS khi có đủ chứng nhận xuất xứ nguồn gốc Nghêu đạt tiêu chí MSC; Thị phần xuất khẩu đã liên tục được mở rộng qua từng năm và giá bán nghêu nguyên liệu đã tăng đáng kể.
- Hiệu quả xã hội: đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tăng cường an sinh xã hội tại địa phương, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và khuyến khích phát triển giáo dục và đào tạo.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: