Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước

I. Thông tin chung về nhiệm vụ


1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra để nuôi sinh khối trùn quế. 

Sản phẩm chính của nhiệm vụ: Quy trình nuôi trùn quế từ bùn thải hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra; Phân trùn quế; Trùn thịt.

 

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên tổ chức: Công ty Cổ phần XNK thủy sản Bến Tre

Địa chỉ: Số ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Bến Tre

Điện thoại: (0275) 3860265    Fax: (0275) 3860346

E- mail: abt@aquatexbentre.com; Website: www. aquatexbentre.com

Người diện pháp lý: Phan Hữu Tài

Cơ quan chủ quản (nếu có): Không

Cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

Họ và tên: PHAN HỮU TÀI

Ngày, tháng, năm sinh: 04/10/1977. Giới tính: Nam

Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu: 320908725

Chức danh khoa học (nếu có):

Địa chỉ: xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Nơi công tác: Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Bến Tre

Chức danh: Tổng giám đốc

Địa chỉ cơ quan: ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Điện thoại CQ: 02753.860265. Di động: 0908493884. Fax: 02753.860346

E- mail: pht@aquatexbentre.com. Website: www.aquatexbentre.com

 

3. Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kỹ thuật và công nghệ.

 

4. Dự kiến những tác động chính của kết quả nhiệm vụ:


4.1. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan  

Trùn quế là đối tượng được nuôi phổ biến ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Trùn được nuôi với rất nhiều hình thức, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ nông hộ đến trang trại. Nguồn thức ăn của trùn rất đa dạng như phân động vật (trâu, bò, gà, …), đến rau, củ, quả, … Nhận thấy nguồn chất thải từ nhà máy chế biến lớn và cần chi phí cao để xử lý nên Công ty đã nghiên cứu sử dụng nguồn chất thải này làm thức ăn nuôi trùn quế với quy mô thực nghiệm.

Kết quả: Công ty đã thử nghiệm và hoàn thiện quy trình nuôi trùn quế sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra: Tiêu thụ 57 kg bùn thải/m2/tháng, thu hoạch được 1 kg trùn thịt/m2/tháng và 18 kg phân trùn/m2/tháng.

 

4.2. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu 

Hoàn thiện quy trình nuôi trùn quế sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thủy sản.

Xử lý được bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thủy sản.

Tạo ra nguồn phân trùn quế cung cấp cho cây trồng từ bùn thải của hệ thống xử lý nước thải thủy sản.

 

4.3. Đối với kinh tế -  xã hội và môi trường 

Đối với kinh tế: Giảm chi phí thuê xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản. Nguồn nguyên liệu cho trùn ăn là 100% bùn thải chế biến thủy sản  nên kiểm soát tốt chất lượng đầu vào, sạch kim loại nặng, dư lượng hóa chất,…; Phân trùn giàu chất dinh dưỡng, chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ trực tiếp không cần quá trình phân hủy trong đất như những loại phân hữu cơ khác thích hợp với nhiều loại cây trồng. Phân trùn thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

Đối với xã hội: tạo thêm việc làm cho người lao động; chuyển giao các kỹ thuật mới thông qua hệ thống khuyến nông để khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng chất thải nuôi trùn quế, sản xuất và sử dụng phân trùn quế.

Đối với môi trường: nguồn bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thủy sản sẽ được tạo thành phân trùn quế không gây ô nhiễm môi trường, an toàn và hiệu quả cho cây trồng khi sử dụng.

Việc sản xuất phân trùn từ bùn thải thuỷ sản không những tạo ra sản phẩm tốt cho cây trồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn theo định hướng của Chính phủ, tận thu nguồn nguyên liêu cho các loại hình sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

 

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá


1. Thời gian dự kiến: Tháng 9/2023

 

2. Địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, địa chỉ: số 280 đường 3 tháng 2, Phường An Hội, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.