Quy trình công nghệ nhân giống in-vitro cây chuối sáp

Chuối sáp là loại chuối quả nhỏ và mập, khi chín có màu vàng sẫm, chuối sáp hình dạng giống chuối sứ nhưng trái không tròn mà hơi có góc cạnh, gân chuối nổi rõ hơn, khi trưởng thành cây chuối sáp cao khoảng 5m, phải 8 tháng sinh trưởng thì chuối sáp trổ buồng ra trái. Chuối sáp là loại chuối không giống với bất kỳ những loại chuối thông thường vì chuối sáp không thể ăn sống mà trước khi sử dụng phải luộc chín hoặc chế biến. Khi ăn, chuối có cảm giác giòn sần sật, vị ngọt thanh, thơm ngon, dẻo rất dễ ăn. Chuối sáp giàu kalium hỗ trợ người hay bị chuột rút, hàm lượng sắt cao kích thích sản sinh hemoglobin hỗ trợ người có huyết áp thấp, thiếu máu.

 

Hiện nay, chuối sáp đang gặp nhiều nguy cơ mất giống, nguyên nhân là do thoái hóa giống hoặc do nhiễm bệnh, virus, sản lượng trái ít cũng như diện tích trồng đang bị thu hẹp dần chỉ còn trồng nhỏ lẻ tại một số địa phương . Vì vậy cần có một biện pháp để nhân nhanh chuối sáp nhằm cung cấp cho thị trường cây giống khỏe mạnh và vẫn giữ được đặc tính đặc trưng của chuối sáp. Nuôi cấy mô in vitro dùng đỉnh sinh trưởng thực vật là phương pháp có thể tạo nguồn giống lớn, ổn định, sạch bệnh.

 

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Bến Tre, Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống chuối sáp nghệ (Musa Sp) bằng phương pháp nuôi cấy mô”. Đề tài được thực hiện trong thời gian 12 tháng (từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020) với mục tiêu ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro nhằm nâng cao chất lượng cây giống chuối sáp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

 

Đề tài đã được Hội đồng KH&CN đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả ngày 21 tháng 07 năm 2020. Trang thông tin điện tử-Sở KH&CN xin giới thiệu để bạn đọc quan tâm theo dõi.

 

Quy trình nhân giống cây chuối sáp bằng phương pháp nuôi cấy mô gồm các bước như sau:

 

1. Chọn cây lấy mẫu:

Chọn cây chuối sáp khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt, đang trong giai đoạn sinh trưởng. Chọn lọc cây mẹ đầu dòng là một trong những bước quan trọng đảm bảo chất lượng cây con sau này.

 

2. Vô trùng mẫu cấy:

Đỉnh sinh trưởng được cắt nhỏ gọn, làm sạch sau đó đưa vào buồng vô trùng. Mẫu được ngâm trong cồn 70 độ 1 phút sau đó được rửa bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi đem khử trùng bằng Sodium Hypochioride có nồng đô ̣10% thời gian 25 phút sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng 3 lần. Sau khi mẫu được vô trùng, chuyển mẫu ra đĩa cấy tiến hành cắt bỏ phần mẫu chết, hủy đỉnh và cấy vào bình tam giác có chứa môi trường MS (Môi trường Murashige and Skoog). Sau đó tiến hành theo dõi mẫu cấy và loại những mẫu nhiễm và chết. Những mẫu còn sống và vô trùng được chuyển sang môi trường có chứa chất kích thích sinh trưởng để tiến hành tái sinh chồi.

 

3. Tái sinh chồi:

Mẫu cấy vô trùng sau khi được chuyển qua môi trường nuôi cấy MS có chứa BA (N6-Benzyladenine) 4mg/l+IAA0,1mg/l sau 28 ngày nuôi cấy hình thành cụm chồi. Kế tiếp các cụm chồi được tách riêng rẽ từng chồi một, các chồi được hủy đỉnh và cấy vào môi trường tái sinh chồi với công thức như trên. Để tăng số lượng lớn chồi cần tiến hành thêm bước nữa là nhân nhanh cụm chồi.

Điều kiện nuôi mẫu: mẫu được đặt trong phòng dưỡng cây có nhiệt độ từ 25-28oC cường độ chiếu sáng là 3.000 lux và ẩm độ là 70-80%.

 

4. Nhân nhanh chồi:

Các cụm chồi được tách riêng rẽ từng chồi một, các chồi được hủy đỉnh và cấy vào môi trường nhân nhanh chồi. Môi trường nhân nhanh chồi cũng giống như môi trường tạo chồi nhưng có nồng độ BA 3 (mg/l), IAA 0,1 (mg/l). Sau từ 21-28 ngày nuôi cấy, khi số lượng chồi đạt tối đa ta tiến hành tách cụm và cấy chuyền. Thời gian giữa 2 lần cấy truyền là từ 4 tuần. Số lần cấy truyền tối đa là 7 lần. Sau nhiều lần cấy truyền khi số lượng chồi đạt yêu cầu ta tiến hành chuyển qua giai đoạn tái sinh cây con hoàn chỉnh.

Điều kiện nuôi mẫu: mẫu được đặt trong phòng dưỡng cây có nhiệt độ từ 25-28oC cường độ chiếu sáng là 3.000 lux và ẩm độ là 70-80%.

 

5. Tái sinh cây in-vitro hoàn chỉnh:

Các chồi con có chiều cao và lá phát triển tốt trong cụm được tách ra riêng rẽ và cấy vào môi trường MS có bổ sung 1,5 IAA mg/l và 2 g/l than hoạt tính nhằm giúp cây chuối sáp ra rễ tốt hơn. Sau 4 tuần nuôi cấy chồi con có rễ, thân, lá phát triển tốt chuẩn bị đưa ra luống ươm.

 

Chồi con được cấy trên luống.

 

Sơ đồ Quy trình công nghệ nhân giống in-vitro cây chuối sáp


Tài liệu tham khảo: Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống chuối sáp nghệ (Musa Sp) bằng phương pháp nuôi cấy mô”.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội thảo khoa học “Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2026-2030”
• Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài: “Xây dựng hệ thống thu thập số liệu tự động và hỗ trợ ra quyết định trong công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
• Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 họp phiên thứ 2
• Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững tài nguyên nước tỉnh Bến Tre trong điều kiện biến đổi khí hậu”
• Hội thảo khoa học “Giới thiệu công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến sản phẩm từ quả nhãn”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp cứng hóa bùn nạo vét phục vụ xây dựng nền các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bình tuyển cây đầu dòng và phân tích nguồn gen cây sầu riêng tỉnh Bến Tre”
• Thực trạng và giải pháp gia tăng giải pháp sáng chế
• Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vào chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững”
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
EMC Đã kết nối EMC