Thạnh Phú công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”

Sáng ngày 19/9/2023, UBND huyện Thạnh Phú phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Vưng; Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phạm Văn Bé Năm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương đến dự.

 

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Vưng; Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phạm Văn Bé Năm trao văn bằng và tặng hoa chúc mừng UBND huyện. Ảnh: Minh Mừng.

 

Báo cáo quá trình xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng - Võ Văn Hiện cho biết, huyện Thạnh Phú xác định cây dừa là một trong 03 cây trồng chủ lực của huyện nằm trong 06 chuỗi giá trị 03 cây (lúa, dừa, xoài) và 03 con (tôm, bò, gia cầm). Hiện tại, diện tích trồng dừa trên địa bàn huyện khoảng 8.125 ha, chuỗi giá trị cây dừa hiện phát triển khá mạnh, nồng cốt là 07 hợp tác xã nông nghiệp khu vực tiểu vùng 1 với gần 753 ha dừa trồng theo mô hình hữu cơ. Các sản phẩm từ cây dừa hiện có như: bánh dừa, nước chấm dừa, nước màu dừa hữu cơ... Do vậy, việc đăng ký bão hộ độc quyền cho sản phẩm “Giồng Luông” là rất cần thiết, góp phần bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của huyện. Đến nay, nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 4-0399127-000 có hiệu lực từ ngày 08/10/2021 đến hết 10 năm và có thể gia hạn.

 

Tại buổi lễ, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” và tiến hành trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Giồng Luông” cho UBND huyện Thạnh Phú. UBND huyện cũng công bố quyết định trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” cho hộ kinh doanh Huỳnh Văn Tư, xã Đại Điền. Theo đó, hộ ông Tư được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” dùng cho sản phẩm bánh dừa Giồng Luông (sản phẩm này cũng đã được công nhận đạt OCOP 3 sao của huyện).

 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Đào Công Thương cho rằng, nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ sẽ một bước tiến mới, tạo tiền đề cho các sản phẩm, trong đó có sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Thạnh Phú phát triển và vươn xa trong thời gian tới. Để nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” được phát huy giá trị tốt nhất trong thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác truyền thông, thực hiện tốt việc quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” để ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”. Triển khai thực hiện tốt việc quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận. Thực hiện đúng các quy trình thủ tục đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; quản lý, kiểm soát việc sử dụng, cấp, đình chỉ và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định; công khai, minh bạch các khoản thu, phí đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đúng theo quy định. Hoàn thiện quy trình quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”, kết nối tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định đầu ra sản phẩm, phát huy giá trị sản phẩm.

 

Đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông” cần phát huy quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Thực hiện các hoạt động mua, bán, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận, duy trì đạt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được chứng nhận, góp phần bảo vệ và gia tăng giá trị sản phẩm. Nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông buôn bán nhằm đảm bảo sản phẩm có các đặc tính, chất lượng đặc trưng đã được chứng nhận…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bình tuyển cây đầu dòng và phân tích nguồn gen cây sầu riêng tỉnh Bến Tre”
• Thực trạng và giải pháp gia tăng giải pháp sáng chế
• Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vào chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững”
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
• Bến Tre cơ cấu lại Sở Khoa học và Công nghệ: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý
• Nghiệm thu đề tài: “Hoàn thiện công nghệ đá sệt kết hợp Nano UFB để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam”
• Hội thảo khoa học “Tổng kết mô hình bảo quản hải sản bằng đá sệt Nano UFB trên tàu lưới kéo và tại cơ sở thu mua hải sản”
• Cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
EMC Đã kết nối EMC