Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đào tạo về CNTT

Liên minh đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - Chương trình hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Hoa Kỳ - đang chuẩn bị khai giảng khóa đào tạo đầu tiên về CNTT vào tháng 10 tới.

Với hai chuyên ngành đầu tiên là công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin, khóa học sẽ được chia thành 2 nhóm gồm khóa đào tạo đại học 4 năm và các khóa đào tạo ngắn hạn dành cho doanh nghiệp.

Được thành lập từ tháng 6 vừa qua, Liên minh đào tạo CNTT Việt Nam (SEG Vietnam), có sự tham gia của 5 trường đại học và trung tâm đào tạo của Việt Nam và trường Đại học Carnegie Mellon của Hoa Kỳ, nhằm mục tiêu trở thành địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp nhất về công nghệ phần mềm tại Việt Nam và trong khu vực.

Không chỉ mong muốn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT đang rất thiếu tại Việt Nam, địa chỉ đào tạo này còn tham vọng tiến tới xuất khẩu nguồn lực CNTT sang các thị trường khác. Theo ông Phạm Tấn Công-Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, việc đào tạo và xuất khẩu nhân lực trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam hiện đang rất được chào đón tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, Việt Nam đứng thứ 20/25 nước hấp dẫn về gia công phần mềm. Tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác hấp dẫn nhất trong năm 2007. Các quốc gia khác như Anh và Đan Mạch cũng cam kết sẵn sàng đảm bảo việc làm cho nguồn lực CNTT của Việt Nam đủ tiêu chuẩn.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 93 trường đại học, 156 trường cao đẳng, 60 trung tâm giáo dục không thường xuyên đào tạo CNTT với số sinh viên đang được đào tạo khoảng 18.000 người.

Theo Tiền phong

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu cải tiến quy trình ương và nuôi cá Bông lau thương phẩm trong ao đất”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, áp dụng thí điểm công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phân tán giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư trên địa bàn Thành phố Bến Tre”
• Hội thảo “Xây dựng mô hình dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi tại tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu chế tạo hệ thống quan trắc độ mặn và đóng mở tự động các cống ngăn mặn sử dụng cảm biến nano”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm tiềm năng để được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng Map4D GIS Platform cho việc số hóa, quản lý nuôi tôm công nghệ cao (4000 ha) tại tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Bến Tre triển khai Đề án phát triển cây công nghiêp chủ lực
• Phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo