Ứng dụng công nghệ Blockchain phục vụ quản lý và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của địa phương

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Truy xuất nguồn gốc
- Họ và tên thủ trưởng: Bùi Huy Bình
- Địa chỉ: 32 đường số 18, Khu đô thị An Phú- An Khánh, phường An Phú, Q.2, TP.HCM.

- Điện thoại: 02838 234 179                    

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Bùi Huy Bình       
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn: 12/12
- Chức danh khoa học: Thạc sĩ
- Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại: 0915.68.61.39                                          
- E-mail: 

Người tham gia

- Th.s Bùi Huy Bình

- Kỹ sư Trần Thị Huyền

- TS Nguyễn Thị Hồng Minh

- Th.S Phan Thị Xuân Diệu

- Th.S Nguyễn Hồng Nam.

- TS. Nguyễn Việt Thắng

- Th.S Đào Quốc Anh

- Cử nhân Phạm Thị Mỹ Trinh

- Kỹ sư Lê Nhật Hiếu

- ThS Lê Văn Gia Nhỏ          

- ThS Phạm Thị Quỳnh Lợi

- Kỹ Sư Trần Bùi Quốc Dũng

- Kỹ sư Lê Tuấn Kiệt

- Kỹ sư Bùi Lan Phương

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục mở rộng và ứng dụng truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre trên cơ sở cổng thông tin truy xuất nguồn gốc đã được xây dựng. Từ đó giúp đơn giản và chuẩn hóa quy trình hoạt động của từng chuỗi sản xuất nông nghiệp cùng với việc liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh nhằm múc đích thúc đẩy tiêu thụ.

- Xây dựng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, có quy trình sản xuất minh bạch và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên của tỉnh Bến Tre.

Mục tiêu cụ thể

- Đề tài áp dụng và triển khai nhân rộng cho các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được thí điểm thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc. Đồng thời kết nối dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin về truy xuất nguồn gốc cho khách hàng, đối tác, cơ quan chức năng khi cần thiết.

- Xây dựng nền tảng kết nối giao dịch trên chuỗi cung ứng là nơi thông tin và giới thiệu nông sản của tỉnh, đồng thời thông qua sàn giao dịch hỗ trợ giao thương và kết nối giữa cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ.

Hỗ trợ 15 cơ sở, sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia đề tài. Cụ thể các cơ sở sẽ được hỗ trợ những hạng mục sau: (1) Tiếp tục duy trì và cho phép các cơ sở, sản xuất kinh doanh mới tham gia vào cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Bến Tre đã xây dựng năm 2019. Theo đó các cơ sở ngoài việc được sử dụng phần mềm, đào tạo sử dụng còn được cấp phát tem QR code truy xuất nguồn gốc. (2) Xây dựng thương hiệu thúc đẩy tiêu thụ qua việc thiết kế logo, đăng ký thương hiệu độc quyền. (3) Đăng ký mã số - mã vạch (4) Thiết kế và in ấn bao bì, bao gói cho các sản phẩm của các cơ sở tham gia đề tài. (5) Hỗ trợ các cơ sở tham gia vào các hiệp hội, ngành hàng để nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía các tổ chức này trong việc liên kết, chia sẻ kinh nghiệm cùng phát triển của các thành viên trong hiệp hội. (6) Hỗ trợ tham gia gian hàng, hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm đặc trưng của Bến Tre. (7)  Tham gia kết nối giao dịch trên chuỗi cung ứng.

 

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Nội dung 1. Tìm hiểu, khảo sát chuỗi cung ứng và các hoạt động thương mại của các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre

- Nội dung 2. Khảo sát thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực Bến Tre, bao gồm cả thị trường cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ (B2B) và thị trường người tiêu dùng (B2C)

- Nội dung 3. Xây dựng quy trình, biểu mẫu, tiêu chí minh bạch cho từng đối tác, bộ quy tắc ứng xử trong giao dịch giữa các bên tham gia thử nghiệm và triển khai hệ thống thử nghiệm

- Nội dung 4. Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu trên nguyên tắc blockchain

- Nội dung 5. Xây dựng nền tảng website và ứng dụng di động (Android và IOS) kết nối giao dịch trên chuỗi cung ứng.

- Nội dung 6. Xây dựng thương hiệu, thúc đẩy liên kết tiêu thụ thông qua trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hợp đồng tiêu thụ

- Nội dung 7. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề tài.

 

Kết quả thực hiện:

- 15 bộ tiêu chí minh bạch cho từng đối tác trên chuỗi cung ứng.

- 05 bộ quy tắc ứng xử giao dịch cho các bên tham gia trên chuỗi cung ứng.

- 10 báo cáo nghiên cứu thị trường các sản phẩm chủ lực

- Nền tảng và ứng dụng di động (Android và IOS) kết nối giao dịch trên chuỗi cung ứng

- 50 bài viết trên kết nối giao dịch trên chuỗi cung ứng.

- Xây dựng thương hiệu cho các cơ sở tham gia: 15 logo và đăng ký thương hiệu độc quyền, 15 mẫu thiết kế bao bì nhãn mác, 15 chứng nhận GS1.

- 10.000 tem QR code truy xuất nguồn gốc cho mỗi đơn vị tham gia.

- 200 bảng QR code thông tin cho hộ nông dân.

- Các sơ sở tham gia hội chợ thúc đẩy liên kết tiêu thụ

- Tổ chức 1 buổi hội thảo liên kết tại TPHCM để liên kết cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ

- Hỗ trợ cơ sở sản xuất tham gia vào 2 buổi hội thảo, triển lãm của các hiệp hội ngành hàng

- 05 sản phẩm được hỗ trợ ký kết hợp đồng tiêu thụ vào các hệ thống siêu thị, Bách hóa xanh…

- Bài báo khoa học

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: