Tư vấn chọn giống dừa
Hỏi:
Tư vấn chọn giống dừa
Tôi có hơn 6.000 mét vuông đất ở Mỏ Cày Bắc đang trồng dừa lấy dầu nhưng năng suất không cao, nhờ Trung Tâm tư vấn chọn giống phù hợp cho năng suất cao, cám ơn rất nhiều.
NGUYEN THANH NHAN
CIDECO - Supervisor for Vista Verde Project
E : vistaverde.cideco@gmail.com | M : 093 77 393 77
Trả lời:
Hiện nay có nhiều giống dừa lấy dầu (nhóm dừa cao). Tuy nhiên, để trồng dừa đạt năng suất cao ngoài giống dừa bạn cần phải chú ý kỹ thuật canh tác (rất quan trọng) như mật độ trồng (trồng dày quá thiếu ánh sáng dừa cho trái rất ít), nước (trong mùa khô thiếu nước đưa đến hiện tượng dừa treo thời gian sau đó), dinh dưỡng (dừa là cây sinh trưởng liên tục nên cần được bón phân đầy đủ mới cho năng suất cao), quản lý sâu bệnh (một số dịch hại ảnh hưởng đến năng suất dừa như bọ vòi voi, sâu đục trái và hiện nay phổ biến có sâu đầu đen).
Về giống dừa lấy dầu phổ biến hiện nay thì có dừa Ta (Ta xanh và Ta vàng), dừa Dâu (Dâu xanh và Dâu vàng), những giống dừa này rất thích nghi với vùng đất Bến Tre . Dừa Ta là giống dừa có trái to, đáy có 3 cạnh rõ, gáo to và cơm dừa dày, thân cây cao, gốc to và tuổi thọ cao. Dừa Dâu có trái từ trung bình đến to, vỏ mỏng, trái tròn và sai trái, số trái trên quày nhiều hơn dừa Ta. Đối với giống dừa Bung trái to nhưng số trái/buồng thấp.
Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo kỹ thuật trồng dừa để canh tác đạt năng suất cao
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
1. Chọn giống tốt
Năng suất cơm dừa phụ thuộc vào các yếu tố:
- Số cây/ha.
- Tổng số trái/cây.
- Hàm lượng cơm/trái.
Các yếu tố trên một phần phụ thuộc vào giống, do đó để đạt năng suất cao nên chọn giống tốt, chọn lọc các giống dừa địa phương có năng suất.
2. Chọn cây mẹ tốt
Tiêu chuẩn cây dừa mẹ tốt;
- Chon > 100 trái/ năm. Trọng lượng cơm /trái > 200gr. Số trái 8-10 trái/ buồng. Dừa mẹ cho cơm dày sẽ cho dừa con có cơm dày.
- Cây mọc mạnh, tàn lá nghiêng xuống đất, tàn lá rậm, lá vươn dài phát triển khoẻ. Dừa trung bình ra 14 lá/năm và rụng 14 lá/năm, lá mang buồng không bị gãy bẹ.
- Thân dừa thẳng, vết sẹo lá khít nhau.
- Cây, trái không bị bệnh.
- Cây đang phát triển, tuổi cây < 15 năm và > 35 tuổi.
3. Kỹ thuật trồng cây con
* Thời gian trồng: Đầu mùa mưa để đở công tưới
* Khoảng cách trồng
* Đào hố, bón phân lót
- Tuỳ theo tính chất đất mà định kích thước hố.
- Tủ gốc nhằm giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
- Cách bón: Phân hữu cơ + lớp đất mặt cho trở lại hố. Cứ 1 lớp phân hữu cơ, 1lớp vỏ dừa, 1 lớp cát như thế đến khi gần đầy hố. Phân hóa học trộn chung với phân hữu cơ bón quanh gốc.
4. Chăm sóc vườn dừa con
- Không để cây con vùng có gió to.
- Ủ đất giữ ẩm cho dừa, dùng vỏ dừa xếp khít nhau quanh gốc.
- Tưới nước thường xuyên cho cây vào mùa khô, làm sạch cỏ.
- Bón phân và xới đất cho cây vào cuối mùa mưa.
- Có thể trồng xen vườn dừa để tăng thu nhập như: ca cao, chuối, cây họ đậu…
Bón phân:
1. Lượng phân:
2. Cách bón: Có 2 cách bón:
- Làm cỏ kết hợp xới xáo ở khu vực bán kính xung quanh gốc và bón phân.
- Đào hốc dài 1-1,5m, sâu 15-20cm, cách gốc 0,5-2m tuỳ theo tuổi cây. Phân trộn và rãi đều vào trong hốc, sau đó lấp đất lại.
Kỹ thuật bồi bùn:
Vét mương bồi bùn, đắp sửa bờ liếp là nạo vét lớp đất bùn này, cung cấp thêm đất cho bộ rễ phát triển, vừa cung cấp thêm dưỡng liệu cho cây vừa tạo điều kiện cho vườn dừa thoát nước dễ dàng, tránh ngập úng.
* Yêu cầu kỹ thuật:
+ Không bồi bùn quá dày có thể làm ngộp và nóng rễ cây, gây hiện tượng rụng trái non và làm độ cao liếp tăng nhanh, cây dừa sẽ bị thiếu nước về sau.
+ Không nên chỉ bồi xung quanh gốc dừa vì rễ non sẽ không hút được chất dinh dưỡng đồng thời còn làm cho bộ rễ có khuynh hướng ăn trồi lên.
+ Ở những vùng trũng, thấp, đất phèn, chua mặn không lấy lớp bùn sâu bên dưới để bồi cho dừa, tránh làm chết rễ non.
+ Nên bồi bùn trong mùa khô, thích hợp nhất nên bồi cuối mùa mưa, lúc này ẩm độ đất còn cao, nguồn nước mang phù sa nhiều, rễ non còn hoạt động mạnh.
Chúc bạn thành công.